Điều này  khiến cho công việc của chị em bị ảnh hưởng không nhỏ.

Sạch vẫn có thể mắc bệnh phụ khoa

Chị Hạnh, một nhân viên kế toán công ty bất động sản (Cầu Giấy- Hà Nội) băn khoăn: "Mùa đông mỗi tuần tắm nhiều nhất là khoảng 3 lần, mùa hè ngày nào mình cũng tắm, và mình thay quần chíp ngày 2 lần. Vậy mà không biết do đâu mình rất hay ngứa ngáy, khó chịu ở 'vùng kín'. Đi khám bác sĩ bảo bị nấm, viêm nhiễm vùng kín và phải đặt đợt thuốc mới khỏi.

Chị Thùy Linh đang làm việc tại công ty truyền thông (Ba Đình- Hà Nội) chia sẻ “mình có thoái quen, ngày nào cũng sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh vùng kín, khi tắm tôi còn dùng vòi xịt để rửa. Vậy nhưng tháng nào mình cũng phải đi khám và đặt thuốc một lần, không biết viêm nhiễm do đâu mà có nữa, không những thế, chu kỳ kinh nghiệt cứ loạn lên, không biết đường nào mà lần".

Theo BS Phạm Văn Hùng, Bệnh viện Đống Đa, cho biết, một nguyên nhân khiến nhân viên văn phòng thường mắc bệnh phụ khoa là làm việc lâu  trong môi trường điều hòa. Khi bước ra ngoài, môi trường thay đổi đột ngột, độ ẩm tăng lên, khiến quần áo bị ẩm, tạo điều kiện thuận lợi để cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, ngồi nhiều giờ đồng hồ trên ghế cũng khiến "vùng kín" bị bí, nóng và ẩm ướt, dễ phát sinh bệnh.

Hơn nữa, vào mùa hè, nhiệt độ cơ thể tăng lên làm cho mồ hôi ra nhiều hơn, nhất là mồ hôi ở "vùng kín" nên càng tạo môi trường ẩm ướt cho nấm và vi khuẩn phát triển. Vì vậy, chị em thường mắc bệnh khó tránh là bệnh phụ khoa.

Để tránh bệnh phụ khoa, chị em văn phòng không nên mặc quần chật, chọn chất liệu thoáng mát, tránh loại đồ lót chật, quần lọt khe hay quần làm bằng chất bí mồ hôi. Nên vệ sinh âm đạo bằng bàn tay sạch thực sự, sau đó thấm thật khô bằng khăn hoặc giấy đảm bảo vệ sinh. Tránh dùng dung dịch vệ sinh quá nhiều và không thụt rửa vào trong. Nếu bạn dùng băng vệ sinh hằng ngày thì nên thay thường xuyên để tránh vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.

Tránh quan hệ tình dục trong thời gian viêm nhiễm để tránh tình trạng lây nhiễm cho bạn tình.

Không nên mặc quần áo ướt sau khi tắm. Quần áo phải rộng rãi, không bó sát nhất là và cần thay giặt hàng ngày.

Mùa hè chị em thường có thói quen hay đi bơi cần lưu ý tắm rửa, vệ sinh lại sạch sẽ bằng nước sạch để tránh vi khuẩn từ nước hồ bơi có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào bên trong "vùng kín", gây ra viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng âm đạo.

Chị em cần đề phòng với bệnh dễ mắc khi thời tiết vào hè 1
Mùa hè với thời tiết nắng nóng nhiệt độ lên cao là thời điểm chị em phụ nữ đối diện với nhiều bệnh khó tránh như các bệnh phụ khoa, say nắng. Ảnh minh họa

Đề phòng say nắng ngày hè

Ngân là một nhân viên giới thiệu sản phẩm sữa (Định Công – Hoàng Mai). Công việc của cô hàng ngày thường đi giới thiệu sản phẩm và giao hàng, kể cả lúc nhiệt độ ngoài trời lên cao nhất cũng phải đi nếu cần. Mùa hè đến là nổi sợ hãi của cô vì thời tiết nắng nóng cộng với sức khỏe yếu nên đã có rất nhiều lần cô bị say nắng dẫn đến hoa mắt chống mặt, buồn nôn. Biết như thế mỗi lần hè đến cô lại tìm công việc khác để thay thế nhưng cô không quen, đành chấp nhấp gắn bó với công việc vất vả này đã 5 năm.

Theo BS Đặng Văn Nguyên Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe vào mùa hè, thời tiết nắng nóng với nhiệt độ cao thường làm cho con người cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Nhất là những người phải làm việc ngoài trời hoặc thường xuyên phải ra ngoài trời nắng sẽ rất dễ bị say nắng.

Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, sản phụ và cả ở trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ bị say nắng nhất vì cơ thể họ yếu hơn. Đặc biệt, những người mang trong mình một số bệnh cũng dễ bị say nắng, ví dụ như người mắc bệnh tim mạch, người bị viêm nhiễm (có thể khiến hơi nóng trong người tăng lên nhanh chóng, vi khuẩn và virus làm cho cơ thể tiết ra những chất không có lợi cho việc tỏa nhiệt nên dễ bị say nắng), người bị suy dinh dưỡng, người hay bị đi ngoài, người thiếu nước…

Khi bị say nắng, người say nắng thường có biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, da khô, đỏ, toát mồ hôi, mạch đập nhanh, sốt cao, mắt lờ đờ, có thể bất tỉnh. Nếu không được sơ cứu kịp thời, say nắng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bị say nắng, cần lập tức đưa người say nắng vào chỗ mát và tìm cách hạ thân nhiệt xuống 38 độ C bằng cách: cởi bỏ bớt quần áo, uống nước lạnh có chút muối, lau người bằng khăn sạch thấm nước lạnh  hoặc chườm bằng nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ. Trong trường hợp nặng hơn thì cần đưa đi cấp cứu. 

Một điều quan trọng là phải có các biện pháp đề phòng say nắng. Đó là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.