Cách đây chưa lâu, một bà mẹ 2 con ở Hà Nội đã chia sẻ trên trang TikTok cá nhân của mình các khoản chi của gia đình 4 người (2 vợ chồng, 2 con) trong một tháng. Sau khi liệt kê các khoản chi, bà mẹ này đặt ra câu hỏi: "Bạn nào coi giúp mình với, coi thử xem mình cắt giảm được khoản nào không?".

Bảng chi tiêu bà mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Có tiền để chi hơn 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê? - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình

Theo chia sẻ của bà mẹ này, tổng chi một tháng của gia đình cô lên tới 90 triệu. Cụ thể các khoản chi như sau:

1. Chi phí cố định: 48 triệu

- Thuê nhà (chung cư 3 phòng ngủ): 15 triệu.

- Phí quản lý, điện nước, gửi xe, wifi: 5 triệu.

- Tiền ăn: 20 triệu.

- Tiền xăng, bảo dưỡng xe: 8 triệu.

2. Tiền học cho 2 con: 29 triệu

- Tiền học ở trường: 95 triệu/9 tháng/bé, tương đương 11 triệu/tháng/bé.

- Tiền học thêm (tiếng Anh, đàn piano): 3,5 triệu/bé/tháng.

3. Chi phí phát sinh: 13 triệu

- Mua quần áo, đi chơi cuối tuần: 8 triệu.

- Quà cáp, hiếu hỷ: 5 triệu.

Bảng chi tiêu bà mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Có tiền để chi hơn 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê? - Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình

Cộng đồng mạng rôm rả tranh cãi: Người bình thường hóa việc đi thuê nhà khi thu nhập cao, người phản đối? 

Có thể thấy trong phần chia sẻ của bà mẹ này, tổng thu nhập của gia đình là thứ không được nhắc tới. Tuy nhiên với mức chi tiêu 90 triệu/tháng, nhiều người cho rằng nguồn tiền vào của gia đình cũng phải ở mức vài trăm triệu/tháng.

Bố mẹ có khả năng kiếm tiền, lại có 2 con đang tuổi ăn tuổi học, tổng chi lên tới 90 triệu/tháng có lẽ cũng không phải điều gì khó hiểu hay cần tranh cãi. Vấn đề duy nhất khiến CĐM rôm rả tranh luận chính là: Có khả năng chi tiêu chừng đó, tại sao không mua nhà mà lại phải dành 15 triệu đi thuê nhà? Tiền thuê này chẳng phải cũng tương đương tiền trả ngân hàng nếu đi vay để mua nhà rồi hay sao?

Bảng chi tiêu bà mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Có tiền để chi hơn 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê? - Ảnh 3.

Thắc mắc chung của phần lớn mọi người sau khi xem bảng chi tiêu hàng tháng của bà mẹ 2 con này

Bảng chi tiêu bà mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Có tiền để chi hơn 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê? - Ảnh 4.

Cũng có người cho rằng họ ở nhà thuê không phải vì không có tiền mua nhà hay không có nhà

Bảng chi tiêu bà mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Có tiền để chi hơn 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê? - Ảnh 5.

Khi trả lời 1 bình luận, bà mẹ 2 con này cho biết gia đình cô cũng đang có ý định mua nhà

Bảng chi tiêu bà mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Có tiền để chi hơn 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê? - Ảnh 6.

Muôn vàn phỏng đoán quanh việc "chi tiêu 90 triệu/tháng vẫn phải đi thuê nhà"

Bảng chi tiêu bà mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Có tiền để chi hơn 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê? - Ảnh 7.

Khoản tiền ăn cũng gây tranh cãi, 20 triệu/tháng/4 người là hợp lý hay hơi nhiều?

Bảng chi tiêu bà mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Có tiền để chi hơn 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê? - Ảnh 8.

8 triệu tiền xăng và bảo dưỡng xe cũng là khoản chi khiến không ít người thắc mắc

Gia đình đông người sống ở thành phố lớn, muốn cắt giảm chi tiêu phải làm thế nào?

Quá tập trung vào tranh luận câu chuyện chi phí thuê nhà và tiền mua nhà, dường như mọi người đã bỏ qua thắc mắc mà bà mẹ 2 con này đặt ra ban đầu: Có khoản nào có thể cắt giảm được hay không?

Với những gia đình đang sống ở thành phố lớn, có con đang tuổi ăn tuổi học, việc cân đối chi tiêu với thu nhập vẫn luôn là bài toán gây nhức đầu. Để cắt giảm chi tiêu hiệu quả, đương nhiên mỗi gia đình sẽ phải tự tìm cách để áp dụng cho mình, không có một công thức chung nào đúng với tất cả. 

Dẫu vậy, bạn vẫn có thể cân nhắc những gợi ý dưới đây.

1 - Nhờ bố mẹ, người thân mua thực phẩm ở quê và gửi lên thành phố

Thịt, trứng, hải sản nếu mua ở quê đều sẽ rẻ hơn mua ở thành phố. Đây là điều chắc chắn. Nếu bạn không tin, hãy nhìn vào bảng liệt kê chi tiêu dưới đây của vợ chồng Hồng Thanh (sinh năm 1997). Đang sinh sống ở TP.HCM nhưng tiền ăn cả tháng của 3 người chỉ gói gọn trong 1,5 triệu đồng.

Bảng chi tiêu bà mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Có tiền để chi hơn 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê? - Ảnh 9.

Các khoản chi tiêu của vợ chồng Hồng Thanh trong 1 tháng, tiền ăn chỉ hết 1,5 triệu đồng

Đương nhiên tiền ăn còn phụ thuộc vào sức ăn của mỗi người. Bản thân Hồng Thanh cũng thừa nhận vợ chồng cô ăn không nhiều, nhưng bên cạnh đó, tiền ăn cả tháng chỉ hết 1,5 triệu đồng vì cô nhờ bố mẹ chồng mua đồ ở quê và gửi lên thành phố.

"Mẹ chồng mình có quen nhiều mối bán thịt ở quê nên mua được với giá rẻ lắm, mà thịt đều tươi ngon. Thịt heo khoảng 85k/kg; thịt bò 150-200k/kg, mẹ hay mua của hàng xóm tự thịt; gà 70k/kg mà là gà thả vườn luôn nha; còn cá thì khoảng 30-60k/kg tùy loại.

Một tháng mẹ sẽ gửi thịt cá cho vợ chồng mình 2 lần, đủ để vợ chồng mình ăn cả tháng. Còn rau củ quả thì mình hay mua ở siêu thị, hay được giảm giá 30-50% nên tổng tiền ăn của hai đứa chỉ khoảng 1,5 triệu/tháng thôi" - Hồng Thanh từng chia sẻ.

2 - Tính định lượng cụ thể cho từng bữa ăn

Việc này có thể hơi tốn thời gian và công sức trong 1-2 tuần đầu, nhưng đổi lại, nó giúp bạn không mua quá nhiều thực phẩm, từ đó không bỏ phí đồ ăn.

Ví dụ: Mỗi bữa, mình cần ăn 200gr thịt, 300gr rau. Một ngày 2 bữa (bữa trưa và bữa tối) như vậy, số lượng thịt và rau cần mua cho cả tuần lần lượt là 2,8kg và 4,2kg.

Bảng chi tiêu bà mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Có tiền để chi hơn 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê? - Ảnh 10.

Ảnh minh họa

Sau khi mua đúng mức định lượng đã tính toán, bạn chỉ cần sơ chế và chia nhỏ thịt thà, rau củ theo nhu cầu ăn của từng bữa rồi cấp đông. Đến khi cần nấu thì lấy đúng khẩu phần của 1 bữa ra rã đông và chế biến. Bữa ăn vừa đủ chất, vừa đủ lượng. Không thừa, không gây lãng phí và cũng không tốn kém.

3 - Mùa nào, thức nấy

Nếu bạn chưa biết: “Mùa nào, thức nấy” là một trong những bí quyết tiết kiệm của người Nhật Bản. Việc này hàm ý khuyên bạn không nên ăn rau củ, trái cây trái mùa hay nói rộng hơn là thực phẩm nhập ngoại. Một phần vì chúng đắt hơn hẳn sản phẩm nội địa, một phần vì để rau củ, trái cây trái mùa có thể không an toàn vì quá trình nuôi trồng có thể phải sử dụng hóa chất.

Việt Nam vốn là “thiên đường nhiệt đới”. Hè có vải, nhãn, bơ, mít, sầu riêng,... Đông có hồng, lựu, cam Cao Phong,... Chuối, bưởi, ổi, lê, dưa hấu,... thì quanh năm đều có. Nếu kinh tế chưa dư dả, cứ mùa nào thức nấy cũng có khối lựa chọn để đa dạng hóa trải nghiệm ăn uống, đâu cứ phải kiwi, nho Mỹ,... mới được, đúng không?