Phải thú thật rằng, mặc dù là con gái nhưng tôi không phải là một người chi li trong vấn đề chi tiêu! Tôi thường mua sắm, hay đặc biệt là đi ăn hàng quán, gọi đồ ăn qua ứng dụng theo cảm xúc còn tiền thì… cứ tiêu đã cuối tháng tính sau. Nhưng cũng vì cách suy nghĩ sai lầm này mà vào tháng 10, chưa đến cuối tháng tôi đã rơi vào tình trạng ‘cháy ví’, phải vay thêm bạn bè, người thân để sử dụng những khoản cần thiết.

Chỉ với những mẹo nhỏ này, tôi tiết kiệm tới 50% tiền ăn so với tháng trước- Ảnh 1.

Vào tháng 11, tôi quyết định ‘ăn tiêu’ một cách có khoa học hơn, và bất ngờ khi số tiền chi cho ăn uống giảm tới 2.5 triệu Đồng từ mức 5 triệu của tháng trước đó!

Ăn hàng, gọi đồ ít hơn và… đi chợ

Mẹo này nghe rất giống lời khuyên của phụ huynh cho con cái của họ vậy! Nhưng trên thực tế thì nó vẫn luôn đúng, khi đi chợ tự mua đồ ăn, đồ uống tươi sống về chế biến thì giá thành sẽ luôn rẻ hơn so với việc đặt đồ ăn qua ứng dụng và ăn hàng quán.

Tháng trước mỗi tuần tôi đi ăn quán với gia đình và bạn tới 2 lần 1 tuần, và cũng trung bình gọi đồ ăn trên các ứng dụng gọi đồ ăn 4 - 5 lần mỗi khi lỡ bữa trưa ở văn phòng mà không biết ăn gì. Trong tháng này, tôi đặt định mức chỉ ra ăn ngoài nhiều nhất 1 lần trong tuần, cũng như hạn chế việc gọi đồ ăn xuống chỉ 2 - 3 lần.

Chỉ với những mẹo nhỏ này, tôi tiết kiệm tới 50% tiền ăn so với tháng trước- Ảnh 2.

Chăm đi chợ giúp tôi tiết kiệm tiền ăn hàng, ăn quán!

Những bữa trưa trên văn phòng tôi sẽ chuẩn bị sẵn cơm từ hôm trước ở nhà, vừa tiết kiệm được 1 khoản tiền, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm và chắc chắn đồ ăn cũng sẽ ‘healthy’ hơn vì tôi kiểm soát được khẩu phần vì chính là những món mình đã tự tay mua và nấu lên.

Mẹo này nghe thì đơn giản nhưng thực hiện cũng không phải là dễ! Đi mua đồ ăn về tự nấu cũng rất ‘lích kích’, lại phải tự dọn dẹp bát đũa nữa nên đôi khi tôi cũng lười rồi lại ra ngoài ăn. Nhưng để cuối tháng không ‘cháy túi’ thì tôi cũng phải tự nhủ bản thân thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra cho bản thân vào đầu tháng đã kể trên.

Chỉ với những mẹo nhỏ này, tôi tiết kiệm tới 50% tiền ăn so với tháng trước- Ảnh 3.

Áp dụng tất cả mã giảm giá của ứng dụng gọi đồ ăn

Không phải bữa nào tôi cũng có thời gian và… sức lực để tự nấu, nên đôi khi vẫn gọi đồ ăn từ các ứng dụng đặt đồ ăn như Shopee Food và Grab Food. Lúc này tôi sẽ để ý đến những mã giảm giá có sẵn của các ứng dụng này, thường từ 15.000 Đồng đến 40.000 Đồng cho tùy vào giá trị của hóa đơn.

Chỉ với những mẹo nhỏ này, tôi tiết kiệm tới 50% tiền ăn so với tháng trước- Ảnh 4.

Mẹo áp dụng mã giảm giá có lẽ nhiều bạn cũng đã biết rồi: Chọn những mã có giá trị giảm giá cao nhất, và chọn cho tới khi nào… không còn mã nào để giảm nữa thì thôi. Những bữa trưa ở văn phòng hoặc ăn tối tôi thường gọi một đơn khoảng 100.000 Đồng, áp dụng tất cả mã giảm giá thì sẽ tiết kiệm được khoảng 20.000 Đồng. Còn các bữa nào gọi cùng bạn bè có giá trị từ 350.000 Đồng thì sẽ áp dụng được các mã giá trị cao hơn, thường sẽ tiết kiệm được từ 50.000 Đồng - 70.000 Đồng.

Kiểm tra mã giảm giá của ngân hàng, ví điện tử

Chỉ áp dụng mã giảm giá của ứng dụng gọi đồ ăn thôi là chưa đủ, mỗi khi đặt trên các ứng dụng đặt đồ ăn tôi cũng thường để ý xem có những voucher giảm giá nào từ ngân hàng, ví điện tử hay không. Ví dụ như từ giờ tới hết năm (31/12), thanh toán thẻ tín dụng HD Saison Visa sẽ được giảm giá 50.000 Đồng cho đơn tối thiểu 100.000 Đồng cho GrabFood - mức giảm lên tới 50% nên bỏ qua sẽ rất phí.

Hay với Shopee Food, những chủ thẻ SHB cũng sẽ nhận được những voucher trị giá 30.000 Đồng khi đặt hàng, áp dụng vào những ngày trong tuần từ 11/9 - 31/12/2023. Mỗi chủ thẻ sẽ được sử dụng 1 mã trong ngày, và tối đa 5 mã một tháng. Mỗi tháng bạn đặt đồ trên Shopee Food với thẻ SHB 5 lần thì cũng đã tiết kiệm được tới 150.000 Đồng rồi!

Chỉ với những mẹo nhỏ này, tôi tiết kiệm tới 50% tiền ăn so với tháng trước- Ảnh 5.

Đối với những bạn thường xuyên ăn uống cũng như mua sắm ở những ứng dụng đặt hàng này, thì có thể cân nhắc tới việc mở loại thẻ liên kết với những ưu đãi riêng. VPBank có thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Shopee, có khả năng hoàn 4% Shopee Xu cho các giao dịch mua đồ Shopee hoặc đồ ăn Shopee Food.

Cũng tương tự là thẻ Hi-ShopeeFood từ ngân hàng MBBank. Đây là thẻ chuyên cho Shopee Food nên cũng có những ưu đãi ‘đậm’ hơn cho những bạn ‘sành ăn’, bao gồm những voucher từ 50.000 Đồng (cho đơn 150.000 Đồng) hay cao nhất là giảm 50% trên giá đồ ăn. Hãy để ý những ngày đôi, tuần lễ đối tác hay ngày lễ Tết chủ thẻ Hi-Shopee Food sẽ có thêm những mã giảm giá từ 35.000 Đồng tới 100.000 Đồng, những mức giảm không hề nhỏ.

Chỉ với những mẹo nhỏ này, tôi tiết kiệm tới 50% tiền ăn so với tháng trước- Ảnh 6.

Nếu không đặt hàng qua ứng dụng mà ra ăn ở hàng, quán thì tôi cũng sẽ ‘lướt’ qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử để xem có mã giảm giá nào có thể áp dụng được không. Kiểm tra luôn ứng dụng Viettel Money, hiện đang có mã mua tặng Pizza hoặc mì Pasta tại quán Capricciosa Liễu Giai, mã giảm 29.000 Đồng cho đơn 119.000 Đồng và mua 1 tặng 1 cho quán McDonald’s.

Chỉ với những mẹo nhỏ này, tôi tiết kiệm tới 50% tiền ăn so với tháng trước- Ảnh 7.

Hệ thống cửa hàng Golden Gate cũng thường xuyên kết hợp với các ngân hàng để giảm giá. Gần đây nhất, hệ thống này hợp tác với SHB để giảm giá 300.000 Đồng cho hóa đơn 1.000.000 Đồng thanh toán bằng thẻ SHB Visa Platinum và SHB Visa Platinum Star ở các chuỗi nhà hàng GoGi House, GoGi Steak, Kichi-Kichi, Sumo Yakiniku, iSushi, Manwah, Ashima, Vuvuzela, Hutong, Cowboy Jack’s Saloon, Union District, Citi Beer Station.

Đôi khi là chính những khuyến mãi này lại quyết định việc tôi và người thân, bạn bè đi ăn ở đâu! Rủ mọi người đi ăn, tôi sẽ kiểm tra trước xem địa điểm nào ăn ngon nhưng cũng phải có mã giảm giá ở các ứng dụng thanh toán tôi đang sử dụng, sau đó ‘xung phong’ trả tiền trước cho mọi người để áp dụng được mã đó.

Sử dụng các khuyến mãi từ ứng dụng thanh toán 1 chạm

Thời gian gần đây bùng nổ các dịch vụ thanh toán 1 chạm, trong đó phổ biến nhất hiện nay là Samsung Pay, Apple Pay và mới đây ta có thêm Garmin Pay. Những ứng dụng này đem lại khá nhiều lợi ích, trong đó đáng nói nhất là độ tiện dụng (chỉ cần đem theo smartphone hoặc smartwatch để thanh toán, chỉ 1 chạm là xong) và độ bảo mật (không để lộ số CVV, thông tin như sử dụng thẻ ngân hàng). Bên cạnh đó, những ứng dụng này cũng thường kết hợp với ngân hàng để đem tới những mã giảm giá cho người dùng.

Chỉ với những mẹo nhỏ này, tôi tiết kiệm tới 50% tiền ăn so với tháng trước- Ảnh 8.

Tôi sử dụng VPBank, và khi truy cập ứng dụng của ngân hàng thì thấy khá nhiều những mã giảm giá dành riêng cho các bạn sử dụng thanh toán một chạm: hoàn tiền 30.000 Đồng ở quán nước Phê La khi thanh toán bằng Apple Pay hay hoàn tiền 40.000 Đồng tại McDonald’s khi thanh toán bằng Samsung Pay.

Chỉ với những mẹo nhỏ này, tôi tiết kiệm tới 50% tiền ăn so với tháng trước- Ảnh 9.

Garmin Pay mới ra mắt thị trường Việt Nam nên cũng đã hợp tác với VPBank như một cách để ‘kéo’ thêm khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Trong thời gian từ 22/11/2023 đến 29/02/2024, các hóa đơn thanh toán tại các đối tác mua sắm, ăn uống của Garmin Pay sẽ được hoàn tiền tới 50% (tối đa 100.000 Đồng).

Ăn tiêu tiết kiệm thực ra không ‘khổ’ lắm

Qua 1 tháng ăn tiêu ‘có sổ có sách’ hơn chứ không chỉ là ‘thích thì tiêu’, tôi vẫn thấy bản thân không bị quá gò bó, ‘khổ sở’ gì cả. Tôi vẫn ăn uống đầy đủ (không bị mất ‘kí’ nào) và vẫn có những buổi gặp mặt với bạn bè người thân (mặc dù là ít hơn tháng trước). Tôi chợt nhận ra rằng: Tiết kiệm không có nghĩa là kham khổ, chỉ cần mình biết linh hoạt cũng như chịu khó ‘nhanh mắt, nhanh tay’ khi kiểm tra mã giảm giá là được!