* Bài viết này được chia sẻ bởi Li Diandian - mẹ của cô con gái 4 tuổi (tên là Tomato) và cậu con trai 9 tuổi (tên là Tudou):

Trong văn phòng nơi tôi làm việc có một chàng trai trẻ, kể từ khi lên chức bố, anh ấy đã trở nên thân thiết hơn với những đồng nghiệp nữ trung niên như chúng tôi.

Lúc trước khi gặp chúng tôi, anh ấy thường chỉ mỉm cười gật đầu rồi bước đi với đôi mắt vô hồn. Bây giờ khi nhìn thấy chúng tôi, ý muốn nói chuyện bằng ánh mắt của anh khiến những người từng đến đó phải nghĩ, có vẻ như cuộc sống của anh ấy không hề dễ dàng chút nào và chúng tôi nên thông cảm cho những thái độ trước đó.

Quả nhiên, trong lúc trò chuyện gần cuối giờ làm, anh ấy đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện thú vị. Sau khi nghe anh ấy tâm sự về những nỗi niềm trăn trở của mình suốt 20 phút, trong đầu tôi nảy ra rất nhiều suy nghĩ khác nhau.

Anh ấy cho biết, toàn bộ nôi, xe đẩy, ghế ăn cho con của gia đình đều được mua từ các thương hiệu hàng đầu thế giới. Nếu không thì cũng phải mua hàng nước ngoài, tuyệt nhiên chưa bao giờ dùng đồ nội địa. Ngoài ra, mọi thứ khác cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn cao nhất.

Anh bày tỏ sự khó hiểu: “Điều đó có cần thiết không? Hàng nội địa rẻ gấp đôi. Với số tiền tiết kiệm được, chẳng phải sẽ có thể sử dụng vào rất nhiều mục đích hay sao?”

Không dừng lại ở đó, toàn bộ những liều vắc-xin được tiêm cho con cũng phải sử dụng loại có mức giá đắt nhất. Và ngay cả đồ chơi cũng vậy, không chỉ theo đuổi chất lượng mà số lượng cũng nhiều không đếm xuể.

“Vắc-xin đắt tiền có chắc chắn an toàn không? Chưa kể, vợ chồng tôi phải dành ra rất nhiều thời gian và sức lực, thậm chí là tiền bạc mới có thể tìm mua được những loại vắc-xin tốt nhất cho con", anh ấy nói thêm.

Chàng trai cuối cùng đã đi đến kết luận: “Tôi thấy vợ mình đang chi tiêu rất lãng phí. Cô ấy dường như đang sử dụng đồng tiền theo hướng cảm tính và tôi không thích điều này chút nào cả!"

Chúng tôi gật đầu đồng ý, điều đó thật quá đáng! 

Nhưng chỉ vì lý do đó mà bạn cảm thấy khó chịu tới mức không bao giờ để ý đến cuộc sống thường ngày của con cái, không quan tâm tới việc nhà và càng không bận lòng chuyện nuôi dạy những đứa trẻ thì điều đó quá đáng không kém!

Chia sẻ chân thực của bà mẹ tuổi trung niên và bài học sâu sắc về chuyện chi tiêu: Phụ nữ chỉ đang cố gắng cho con những thứ tốt nhất, không phải lãng phí! - Ảnh 1.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, họ có thể tiết kiệm cho những khoản chi vào bản thân mình chứ con cái thì không. (Ảnh minh hoạ)

Tôi thực sự băn khoăn, trong khía cạnh quản lý tài chính của bản thân, việc chi tiền cho con cái có thể gọi là lãng phí không? Chỉ cần cho con bạn những điều tốt nhất. Đây không phải là bản chất của con người, là động lực để những người làm bố làm mẹ phấn đấu nhiều hơn mỗi ngày hay sao?

Người ta nói cha mẹ thương con sẽ mua cho con.

Cả 2 đều là cha là mẹ, là những người kiếm tiền và cân đo đong đếm chuyện chi tiêu cho con cái của mình. Nhưng tại sao bạn lại nghĩ tới chuyện chọn cho con những món đồ kém chất lượng hơn? 

Một ngày khác, khi người bạn của tôi dắt con mình xuống nhà đi dạo, và con cô ấy nhìn thấy một em gái đang cầm một món đồ chơi màu hồng trên tay.

Đứa bé liền đi theo phía sau bé gái kia, đôi mắt sáng ngời, tỏ ý muốn lấy món đồ chơi đó. Cuối cùng, vào lúc bé gái lơ là nên đã giật lấy, sau đó không chịu buông ra và khóc lóc thảm thiết.

Bạn tôi nhìn thấy liền đặt ngay món đồ chơi đó, trong lòng tràn đầy một niềm tin: “Tôi không thể để con gái mình thua kém được!".

Nhưng điều đáng nói là từ khi con của cô ấy có được món đồ đó, con bé quên mất mình từng yêu thích nó đến mức nào, thậm chí không thèm động vào lần thứ 2.

Cho đến một ngày, bạn tôi cảm thấy mình đã mua quá nhiều. Không thể cứ bỏ xó như vậy được nên tôi đã mang món đồ chơi đó cùng với con của cô ấy xuống sân toà nhà để chơi. Ai mà biết được rằng, khi chúng tôi xuất hiện, những đứa trẻ khác ngay lập tức bị thu hút bởi món đồ chơi đó.

Mọi người thích đến mức không thể buông tay, khung cảnh lại hỗn loạn nên một số phụ huynh đã nhanh chóng xin link mua và nhiệt tình đặt hàng ngay tại chỗ.

Phụ nữ có đang tiêu tiền cho con quá cảm tính?

Ngoài ra còn có một người bạn khác của tôi cũng thế, khi con cô được 1 tuổi 4 tháng, thằng bé mê chiếc xe scooter của trẻ con nhà hàng xóm. Mỗi ngày ra ngoài, thằng bé đều đòi đuổi theo bọn trẻ. Khi bọn trẻ không chú ý liền không may va phải con của bạn tôi.

Mấy hôm liên tiếp, chồng bạn tôi là Mã Lưu đặt mua một chiếc xe giống y chang. Về đến nhà, thằng bé liền không thèm ngó tới, nhưng tuyệt nhiên anh ấy cũng sẽ không phàn nàn.

Sau này, khi con cô chưa đầy 2 tuổi, thằng bé lại thích chiếc xe cân bằng của đứa trẻ nhà hàng xóm và nằng nặc đòi mua. Chồng cô vẫn mạnh dạn đặt hàng, dù biết khi về nhà chắc chắn sẽ lại tiếp tục phủ đầy bụi vì không được màng tới nhưng ít nhất, lũ trẻ cũng sẽ có hứng và bày tỏ sự yêu thích, vui vẻ trong mấy ngày.

Sau này, khi con cô chưa đầy 3 tuổi, nó lại mê mẩn những chiếc xe kéo, xe ba bánh… của con nhà hàng xóm, chồng cô vẫn đặt hàng mà không hề suy nghĩ. Kết quả là bé nay đã 6 tuổi, ban công nhà ngập tràn các loại xe trẻ con khác nhau.

Vậy đó, phủ đầy bụi bặm vốn dĩ vẫn luôn là một số phận được biết đến đối với đồ chơi trẻ em.

Có lẽ cặp vợ chồng này cũng thế, họ không chỉ mua đồ chơi theo xu hướng mà thậm chí còn chạy theo sở thích "chốc lát" của những đứa trẻ.

Chia sẻ chân thực của bà mẹ tuổi trung niên và bài học sâu sắc về chuyện chi tiêu: Phụ nữ chỉ đang cố gắng cho con những thứ tốt nhất, không phải lãng phí! - Ảnh 2.

Khi đã trở thành cha mẹ, mục tiêu làm việc chăm chỉ không còn là tự do mua sắm, vui chơi mà còn là ước mong có thể đem đến cho con của mình tất cả những gì tốt nhất - không thể thua kém bạn bè. (Ảnh minh hoạ)

Chỉ khi nhìn lại, tôi mới nhận ra rằng vô vàn những đứa trẻ đều được nuôi dạy theo cách này. Những gia đình có trẻ em luôn trải qua những điều tương tự, dù họ có điều kiện hay không. Bởi vì bản năng là một người cha người mẹ, hẳn rằng ai cũng đều mong muốn có thể mang đến cho con của mình một cuộc sống xa hoa, đủ đầy nhất.

Và trong gia đình luôn có một người đi mua đồ, sau đó lại có một người đứng lên mắng mỏ rồi cho rằng mình tiêu quá nhiều tiền. Nhưng người hay la mắng người khác rất có thể sẽ phải chịu một "cú tát" thẳng vào mặt ngay từ giây phút anh ta bắt đầu chăm sóc một đứa trẻ.

Nói như vậy để thấy, những ví dụ đưa ra không phải là so sánh hay chứng minh những người phụ nữ không bao giờ tiêu tiền 1 cách bừa bãi trong việc chi tiêu cho con cái. Đây vốn dĩ chỉ là cách họ thể hiện tình yêu dành cho chính con mình.

Có lẽ sau khi có con ai cũng thế. Khi đã trở thành cha mẹ, mục tiêu làm việc chăm chỉ không còn là tự do mua sắm, vui chơi mà còn là ước mong có thể đem đến cho con của mình tất cả những gì tốt nhất - không thể thua kém bạn bè.

Khi chúng còn nhỏ thì có sữa bột, vắc-xin, xe đẩy, đồ chơi, đồ ăn nhẹ... Lớn lên lại có các lớp ngoại khoá, rèn luyện thể chất... Đến khi trưởng thành, các bậc phụ huynh lại phải đau đầu chuẩn bị nhà, xe và tài sản khác.

Tôi nghĩ, ai trong số chúng ta cũng cần biết rằng, khi con cái chúng ta lớn lên, những gì cần tiêu đến tiền rộng lớn như vũ trụ bao la, vượt xa sức tưởng tượng của mỗi người.

Để vui vẻ mua sắm đồ cho con, ông bố bà mẹ nào cũng có vô số kỹ năng tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, dù tóm gọn thế nào thì hàng nghìn từ cũng có thể tóm tắt trong một câu: Bạn chỉ nên tiết kiệm tiền bạc dành cho chính mình, không phải của con bạn.

Vì vậy, với tư cách là những người mẹ đã từng trải qua điều này, lời khuyên của tôi dành cho những người đàn ông là: Vốn dĩ việc nuôi con là thế, đừng phàn nàn khi những khoản chi tiêu dành cho con cái đó không lẹm vào các khoản chi phí khác, không dẫn tới nợ nần và hãy về nhà dành nhiều thời gian hơn cho vợ con! Nếu bạn thực sự cảm thấy vợ mình tiêu quá nhiều tiền thì không có giải pháp nào, đó là chỉ sinh 1 đứa con và chung tay nuôi dạy cho thật tốt!

Suy cho cùng, điều mà mỗi người đàn ông nên làm, là học cách chia sẻ và thấu hiểu cho mỗi lựa chọn của vợ mình.