Với các mẹ có con nhỏ, cảnh tượng dưới đây có lẽ khá quen thuộc: Đã đến giờ đi siêu thị. Bạn thắt dây an toàn thật cẩn thận cho con trong ô tô và ngồi ngay cạnh con ở ghế sau trong khi ông xã lái xe. Nhưng trên đường đi, bé bắt đầu khó chịu. Vậy là bạn tháo dây an toàn cho con, bế con vào lòng vỗ về. Bé lập tức nín khóc.

Nếu đúng vậy, bạn hãy đọc thật chậm trải nghiệm đáng sợ này của một người mẹ. Nó xảy ra ngay khi cô ấy bế đứa con nhỏ ra khỏi ghế ngồi ô tô trẻ em và tháo chiếc dây an toàn.

Bé 2 tháng tuổi bị xuất huyết ồ ạt trong não vì rời khỏi ghế ngồi ô tô trẻ em

Vụ việc diễn ra vào ngày 14/10/2013, một em bé người Malaysia tên Xuan Xuan suýt chút nữa đã chạm mặt tử thần. Bé mới chỉ 2 tháng tuổi 3 ngày vào thời điểm đó. Mẹ bé, Kelly Lim hiếm khi nhắc tới vụ tai nạn khủng khiếp này. Chỉ mới thời gian gần đây, Lim quyết định kể lại chuyện cũ như một lời nhắc nhở tới mọi phụ huynh hãy học hỏi từ sai lầm mà cô từng phạm phải.

Lúc đó, gia đình Lim đang trên đường. Cô ngồi ở ghế trên, chồng cô cầm lái. Mẹ cô ngồi ở ghế sau với em bé trên ghế ngồi ô tô trẻ em. Nhưng khi Xuan Xuan tỏ ra khó chịu, cậu bé đã được chuyển từ ghế trẻ em sang tay người lớn. Mọi chuyện êm đẹp cho tới khi cả gia đình chỉ còn cách nhà 3 phút đồng hồ.

Một chiếc ô tô phóng với tốc độ rất nhanh đã lao vào xe của họ từ phía sau. Lực va chạm cực lớn, khiến ô tô của nhà Lim xoay vòng mất kiểm soát. Khi xe dừng lại, nó bị mắc kẹt bên cạnh một con mương lớn.

Chia sẻ hình ảnh đau lòng của con, bà mẹ khẩn thiết kêu gọi mọi người không mắc phải sai lầm này khi đi ô tô - Ảnh 1.

Chia sẻ hình ảnh đau lòng của con, bà mẹ khẩn thiết kêu gọi mọi người không mắc phải sai lầm này khi đi ô tô - Ảnh 2.

Vụ tai nạn kinh hoàng đã khiến Xuan Xuan bị xuất huyết não (Ảnh: FBNV).

"Xuan Xuan được ôm nên chắc không sao", bà ngoại đã nghĩ như vậy. Cả bà ngoại và bố bé đều phải trèo ra ngoài qua cửa sổ ô tô vì cửa lên xuống không thể mở nổi. Nhưng khi Lim nhìn con, cô biết có điều gì đó không ổn: Đầu Xuan Xuan sưng phồng lên.

Người mẹ trẻ bắt đầu khóc và kêu gào trong hoảng loạn. Người tài xế của chiếc xe gây tai nạn đã đưa họ vào bệnh viện gần nhất. Sau khi sơ cứu tại đây, bé Xuan Xuan được gửi tới Bệnh viện trung ương thành phố Taiping.

Cả gia đình chờ đợi tại Bệnh viện Ipoh từ trưa tới 11 giờ đêm bởi không có đủ giường trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho bệnh nhi. Rất nhiều lần, Xuan Xuan tỉnh rồi sau đó lại hôn mê. Mỗi lần như vậy, người mẹ đau khổ như mất dần hi vọng. "Cơ thể mỏng manh, bé nhỏ của con nằm đó, trên giường bệnh. Có nhiều người vây quanh con. Nhưng tôi vẫn chẳng thể làm gì", Lim viết trên Facebook.

Do lực tác động lớn lên vùng đầu, Xuan Xuan bị chấn thương nặng, dẫn tới xuất huyết ồ ạt. Các bác sĩ phải sử dụng morphine để giảm đau trong lúc chờ máu ngừng chảy. Tuy nhiên, vẫn không có dấu hiệu tiến triển. Chụp CT - với hàm lượng phóng xạ gấp 100 lần so với chụp X-quang - được chỉ định để xác nhận xem có bất cứ thay đổi nào trong não Xuan Xuan không. "Hãy tưởng một em bé mới chỉ 2 tháng tuổi phải chịu đựng lượng phóng xạ lớn như vậy", Lim viết. Phải chứng kiến con trai bé bỏng với ống thở, dây nhợ chằng chịt khiến trái tim người mẹ tan nát.

Chia sẻ hình ảnh đau lòng của con, bà mẹ khẩn thiết kêu gọi mọi người không mắc phải sai lầm này khi đi ô tô - Ảnh 3.

Chia sẻ hình ảnh đau lòng của con, bà mẹ khẩn thiết kêu gọi mọi người không mắc phải sai lầm này khi đi ô tô - Ảnh 4.

Những hình ảnh đáng thương của bé Xuan Xuan ở thời điểm bị tai nạn (Ảnh: FBNV)

Xuan Xuan ở trong khoa chăm sóc đặc biệt suốt 10 ngày. Ngày thứ 11, bác sĩ luồn 1 ống vào phía sau não con. Mục đích để hút máu tụ ra ngoài, nhằm giảm áp lực lên não.

Dần dần, chiến binh nhỏ bắt đầu hồi phục sức khỏe. Đầu tiên là ống thở được rút ra. Sau đó là những dây rợ nối với các thiết bị khác. Ngày thứ 14, Xuan Xuan được xuất viện. Tuy nhiên, bé vẫn chịu hậu quả từ chứng máu thiếu oxy (cerebal hypoxia) do vụ tai nạn gây ra và buộc phải tiếp tục dùng thuốc. "Hồi phục là con đường dài, đầy đau đớn với con và với gia đình tôi, nó thậm chí còn ghê gớm hơn thế", Kelly Lim viết thêm.

Qua câu chuyện của con mình, Kelly Lim muốn gửi tới các phụ huynh một thông điệp quan trọng. Cô muốn khuyên mọi ông bố bà mẹ hãy sử dụng ghế ngồi ô tô trẻ em và đặc biệt nghiêm túc thực hiện việc này: "Nếu bạn vẫn chưa dùng ghế dành cho em bé trên xe ô tô, làm hơn hãy nghiêm túc trong việc này. Con bạn là kho báu của bạn. Vậy sao chúng ta lại không thể bảo vệ con thật tốt?".

Chia sẻ hình ảnh đau lòng của con, bà mẹ khẩn thiết kêu gọi mọi người không mắc phải sai lầm này khi đi ô tô - Ảnh 5.

Chia sẻ hình ảnh đau lòng của con, bà mẹ khẩn thiết kêu gọi mọi người không mắc phải sai lầm này khi đi ô tô - Ảnh 6.

Qua câu chuyện của mình, Lim muốn khuyên mọi ông bố bà mẹ hãy sử dụng ghế dành cho trẻ em trên ô tô và đặc biệt nghiêm túc thực hiện việc này (Ảnh: FBNV)

Quy tắc an toàn dành cho trẻ khi ngồi trong ô tô

Việc lắp đặt ghế ngồi ô tô trẻ em không có nghĩa là bạn đã đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu chiếc ghế đó không được lắp đặt đúng, vấn đề cũng sẽ xảy ra.

Theo SafeKids, bạn có thể giảm nguy cơ tử vong cho con xuống 71% bằng cách sử dụng ghế an toàn cho trẻ một cách chính xác.

Sau đây là một số gợi ý hữu ích:

- Chọn loại ghế an toàn dành cho trẻ dựa trên độ tuổi, cân nặng và kích cỡ của con (thử tại tiệm trước khi mang về nhà).

Chia sẻ hình ảnh đau lòng của con, bà mẹ khẩn thiết kêu gọi mọi người không mắc phải sai lầm này khi đi ô tô - Ảnh 7.

Theo SafeKids, bạn có thể giảm nguy cơ tử vong cho con xuống 71% bằng cách sử dụng ghế an toàn cho trẻ một cách chính xác (Ảnh: FBNV).

- Đặt trẻ vào trong ghế an toàn và điều chỉnh dây an toàn sao cho phù hợp.

- Đảm bảo ghế được gắn chắc chắn vào xe ô tô.

- Tuân thủ chỉ dẫn từ nhà sản xuất khi lắp đặt ghế an toàn cho bé trong xe ô tô.

- Luôn kiểm tra các chỉ dẫn an toàn của chiếc xe hơi mà bạn sử dụng để tìm ra giới hạn về cân nặng, chiều cao đối với từng loại ghế an toàn cho bé.

- Để bé ngồi trong ghế cho tới khi đạt tới mốc cân nặng, chiều cao giới hạn mà nhà sản xuất khuyến cáo.

- LUÔN thắt dây an toàn khi ngồi trong xe ô tô để làm gương cho con.

- Không bao giờ cho phép bất cứ ai ngồi chung ghế an toàn hay dây an toàn của bé.

- Nơi an toàn nhất cho trẻ dưới 13 tuổi là ở ghế sau ô tô.

Nguồn: Facebook, Healthline, SafeKids, AAP