Có những cách hiệu quả và phù hợp với lứa tuổi để xử lý hành vi lỗi ở trẻ, buộc trẻ phải suy nghĩ kỹ trước khi lặp lại hành động không đẹp. Tất nhiên, có thể phải mất tới lần thứ 3, lần thứ 4 hay lần thứ 5 để suy nghĩ trước khi trẻ thực sự hiểu. Quan trọng là cuối cùng, trẻ sẽ hiểu ra. Chỉ cần bạn nhìn nhận và thực hiện biện pháp kỷ luật một cách thích hợp.
Có thể phải mất 3, 4 lần sau khi bị kỷ luật, trẻ mới thay đổi được hành vi (Ảnh minh họa).
1. Với trẻ vừa chập chững biết đi
Trước hết, bạn không bao giờ nên kỷ luật một đứa trẻ dưới 10-12 tháng bằng những hình thức khác ngoài việc liên tục nói "không" và vỗ vào tay trẻ để dạy chúng sự cần thiết của việc không chạm vào những đồ bị vỡ, dễ cháy, làm đau trẻ hoặc không được cho vào miệng đồ dễ hóc, dễ bị ngộ độc.
Khi trẻ chập chững biết đi, bạn cần chuẩn bị để có những hình thức kỷ luật trẻ thích hợp. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, sự bất chấp, không nghe lời của trẻ độ tuổi này thường là kết quả của một vấn đề khác. Có thể trẻ đang sợ hãi, bị ốm hay đơn giản là không hiểu những điều trẻ được kỳ vọng phải làm được. Trẻ cũng có thể thấy choáng ngợp trước môi trường xung quanh. Và còn có cả những bé đơn thuần muốn kiểm tra giới hạn của mình bởi vì đó là điều mà trẻ cảm thấy cần phải thực hiện.
Bước đầu tiên trong chiến thuật trách phạt trẻ hợp lý là kỹ thuật đánh lạc hướng. Cố gắng chuyển hướng chú ý của trẻ khỏi tình huống hiện tại bằng cách đề xuất thứ gì đó tích cực hơn. Chiêu này hiệu quả trong phần lớn trường hợp, nhưng nếu không, bạn vẫn có thể thử làm một trong những điều sau:
2. Với trẻ độ tuổi mầm non
Lúc này, trẻ ý thức hơn về đúng và sai, do đó, có thể chịu trách nhiệm về hành động của mình. Một lần nữa, bạn cần ghi nhớ nguyên tắc: xử phạt phải phù hợp với lứa tuổi và mức độ "tội lỗi" của trẻ.
Cũng quan trọng không kém là việc trẻ mầm non luôn thích thú được bắt chước hành vi của bạn nên thường xuyên làm những thứ giống như cha mẹ (trang điểm, sử dụng hộp dụng cụ, nấu nước, lau sàn…) để tỏ ra mình cũng có ích (hoặc trẻ nghĩ như vậy). Các trường hợp này, tốt nhất bạn không nên kỷ luật hay phạt bé. Thành thực mà nói, trẻ không hề thấy có gì sai trong việc làm của mình.
Những hành vi của trẻ mầm non cần kỷ luật bao gồm:
- Đánh nhau
- Không chia sẻ
- Bắt nạt bạn
- Nói dối, lừa gạt
- Ngỗ nghịch và hay cãi
- Không vâng lời
Hình thức kỷ thuật phù hợp với những hành vi chưa đúng của trẻ mầm non bao gồm:
3. Trẻ ở độ tuổi tiểu học
Đây là thời điểm trẻ bắt đầu suy nghĩ cho bản thân nhiều hơn. Cùng với đó là mong muốn đấu tranh cho sự tự do.
Việc quan trọng cần làm là cho phép trẻ một mức độ tự do nhất định, nhưng cùng lúc đó, bạn cần dạy trẻ biết về tự do trong ranh giới cho phép và nhất định phải tôn trọng ranh giới cũng như quyền của người khác. Để thực hiện được việc này, hãy cho phép trẻ thoải mái một chút với một số việc như: ngủ qua đêm ở nhà bạn, kiếm một khoản thu nhập nho nhỏ, tiêu khoản tiền đó theo ý trẻ, tự đưa ra lựa chọn liên quan tới việc mặc gì, tham gia hoạt động gì (với lý do thích hợp) hay theo đuổi một sở thích.
Tuy nhiên, khi trẻ hành xử không đúng, biện pháp kỷ luật phù hợp bao gồm:
4. Trẻ lớn hơn
Khi trẻ dần khôn lớn và trưởng thành, nhu cầu và mong ước sự tự do, độc lập, được bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình và khám phá ra mình là ai là điều hoàn toàn tự nhiên cũng như rất quan trọng. Nhưng khoảng thời gian khám phá này, như mọi giai đoạn khác trong cuộc đời trẻ, cần được cha mẹ xử lý bằng sự kiên quyết, nhẫn nại, sự quan tâm và tình yêu thương dịu dàng.
Điều quan trọng là bạn cho phép trẻ được phát triển niềm đam mê, hứng thú của mình; được trưởng thành theo nhịp độ riêng, chỉ cần nằm trong giới hạn và nề nếp gia đình bạn.
Nếu không, những hình thức kỷ thuật có thể chấp nhận được nhất dành cho trẻ ở độ tuổi này bao gồm:
Luôn ghi nhớ kỷ luật là gì?
Kỷ luật có nghĩa là dạy trẻ hành vi ứng xử thích hợp, giúp trẻ thấu hiểu thực tế: mỗi hành động của trẻ đều đi kèm với kết quả/hậu quả nhất định. Kỷ luật không có nghĩa là nhục mạ, gây ra tổn thương hay là cách để bạn "trả thù" trẻ. Nói cách khác, kỷ luật bằng sự cương quyết, bằng tình yêu với mục đích dạy trẻ về cách sống chứ không phải coi đó là một biện pháp kiểm soát trẻ.
Nguồn: Parents