Nữ diễn viên Mã Y Lợi của Trung Quốc từng có một câu nói về hôn nhân được chia sẻ nhiều: "Yêu thì dễ nhưng hôn nhân thì không. Hãy trân trọng nó".
Một cuộc hôn nhân bắt đầu bằng tờ giấy đăng ký kết hôn nhưng đôi khi, mảnh giấy đó cũng không đủ sức nặng níu kéo hai cuộc đời bên nhau mãi mãi.
Nhiều đôi vợ chồng ngay cả đến khi rơi vào khủng hoảng hôn nhân, họ mới bàng hoàng nhận ra mình đã sai lầm rồi. Cư xử trong cuộc sống thường ngày cũng vô cùng quan trọng. Có những điều cả hai phải thường xuyên trao đổi cùng nhau thì mới giữ được hôn nhân hạnh phúc.
Dưới đây là những điều gây tổn hại đến mối quan hệ vợ chồng. Ai thấy nó manh nha xuất hiện thì phải tìm cách giải quyết ngay.
1. Không có gì để nói
Lúc mới yêu, hai con người lúc nào cũng ngọt ngào. Lúc ngồi bên nhau đều có vô số chủ đề trò chuyện. Sau khi kết hôn, sự tương tác đó dần mất. Ai nhìn vào điện thoại người nấy, ra ngoài chỉ hỏi hôm nay ăn gì.
Một cặp vợ chồng dần dần không có gì để nói có nghĩa là cuộc hôn nhân của hai bạn đang bắt đầu có vấn đề. Không nói chuyện với nhau dường như biểu thị cho việc cả hai đã không còn dành tình yêu cho đối phương nữa rồi.
Tình dục và tình yêu là hai điều không thể thiếu trong hôn nhân. Biểu hiện của tình yêu là những chuyện tâm sự, kể về mọi chuyện xảy ra trong ngày với bạn đời. Thiếu đi sự trao đổi đó thì nên xem xét lại bởi nó có thể là khởi đầu của việc tan vỡ.
2. Quan điểm mâu thuẫn trầm trọng
Hôn nhân không thể bền lâu rất có thể đến từ việc quan điểm không nhất quán. Anh ấy không đồng ý với bạn, bạn nói gì anh ấy không hiểu. Anh ấy nói gì bạn cũng chẳng vừa lòng. Cuộc hôn nhân như thế chỉ có thể duy trì trước mắt, mâu thuẫn sẽ ngày càng sâu sắc và sâu hơn theo thời gian.
Trong nhiều lá đơn ly hôn hay câu trả lời khi được hỏi về lí do chia tay, người trong cuộc hay nhắc đến việc "không hợp nhau, không cùng quan điểm". Thế mới nói, quan điểm ảnh hưởng cực lớn đến cuộc sống riêng tư. Nó chi phối suy nghĩ, hành động của cả hai.
Trong một cuộc hôn nhân không chỉ có vợ chồng mà còn có con cái. Sau khi có con rồi, cả hai vẫn có quan điểm khác nhau, không thỏa hiệp với đối phương thì chỉ có cãi vã mà thôi. Lúc đó đến trẻ em trong nhà cũng bị tác động tâm lý. Bởi thế, nếu bắt đầu thấy vấn đề này xuất hiện, các cặp vợ chồng nên ngồi lại nói chuyện để chỉnh đốn.
3. Không tin tưởng đối phương
Tin tưởng nhau trong bất kỳ mối quan hệ nào tạo nên sự thoải mái trong hành động, suy nghĩ của cả hai. Một khi lòng tin bị phá vỡ thì cả hai bên đều cảm thấy khó xử. Không tin tưởng còn tạo ra các hệ lụy liên quan đến việc sau này. Giữa vợ chồng mà không tin nhau, đi đâu cũng nghi ngờ, lời nói chỉ mang tính chất tham khảo thì làm sao mà hạnh phúc cho nổi.
4. Sống như người lạ thân quen trong nhà
Nhiều cặp đôi vợ chồng ở chung một mái nhà, ngủ cùng giường nhưng độ thân thiết còn không bằng đồng nghiệp. Nhiều cặp đôi kết hôn, đặc biệt là sau khi sinh con càng trở nên thiếu kiên nhẫn với nhau. Họ không còn sẵn sàng đối diện và đối xử với bạn đời bằng sự thấu hiểu, kiên nhẫn nữa.
Số lượng các cuộc cãi vã tăng lên và dần dần hai bên không buồn nói chuyện nếu như không cần thiết.
Kiểu cuộc sống chung nhà nhưng vô tâm vô tình, không tạo ra được hơi ấm của một mái nhà thì không thể bền chặt được. Chẳng sớm thì muộn cuộc hôn nhân cũng đi đến hồi kết.
Những thay đổi tiêu cực của vợ chồng không xuất hiện trong một ngày. Nó đều là những vấn đề nhỏ tích tụ từ từ. Hôn nhân cần phải quản lý, kịp thời sửa đổi những lỗi lầm, chấn chỉnh cả bản thân mình nếu muốn mối quan hệ bền chặt hơn.
Có một số điều tổn hại trực tiếp đến mối quan hệ vợ chồng nhưng chúng ta lại coi thường nó, bỏ qua. Chắc chắn sau này nó sẽ mang đến ảnh hưởng rất sâu sắc, thậm chí từng chút, từng chút một phá hỏng cả tổ ấm cả hai bạn đã có.