Một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Ấn Độ cho hay, tái sử dụng những chai nhựa đựng nước có thể mất vệ sinh hơn cả việc ngậm những món đồ chơi của chú cún trong gia đình bạn. Kết quả này được đăng tải trên trang web trực thuộc Bộ Y Khoa Ấn độ chỉ vài tuần trước. Theo như nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện được khoảng 300 triệu vi khuẩn trên mỗi xen-ti-mét vuông vỏ chai nhựa đã qua sử dụng. Tái sử dụng những chai nhựa sẽ đẩy bạn tới nguy cơ tiếp xúc lượng vi khuẩn cực lớn.
Tiến sĩ Abla Sanda, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay, việc sử dụng những chai nước này thậm chí còn tệ hơn việc bạn dùng bữa trên khay thức ăn của thú nuôi - nơi được ghi nhận chỉ có khoảng 2000 vi khuẩn tồn tại.
Các nhà khoa học đã phát hiện được khoảng 300 triệu vi khuẩn trên mỗi xen-ti-mét vuông vỏ chai nhựa đã qua sử dụng.
Các nhà khoa học đã phát hiện được khoảng 300 triệu vi khuẩn trên mỗi xen-ti-mét vuông vỏ chai nhựa đã qua sử dụng.
Một nghiên cứu khác đăng tải trên tuần san báo Sức khỏe Cộng đồng cũng cho thấy kết quả tương tự khi khảo sát 76 mẫu vật là các chai nhựa đựng nước của học sinh. 2/3 trong số chúng chứa lượng vi khuẩn vượt xa mức giới hạn cho phép. Điều này có thể còn tệ hơn khi những lọ nước này được sử dụng nhiều lần và được mang theo vào phòng kín, bí khí và nóng.
Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Richard Wallace, Giám đốc trung tâm Sức khỏe cộng đồng tại Texas (Mỹ) cũng chỉ ra những chai nước là nơi lý tưởng cho vi khuẩn tập trung. Tiến sĩ Richard Wallace cho biết tiếp xúc với vi khuẩn trực diện qua đường miệng có thể dẫn tới những hiện tượng như khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy. Do đó, nếu trải nghiệm những hiện tượng trên mà không chắc chắn nguyên nhân, hãy kiểm tra lại nguồn nước mà bạn sử dụng hàng ngày.
Rửa chai trước khi tái sử dụng có giúp bạn tránh khỏi vi khuẩn?
Vệ sinh những chai nhựa trước khi sử dụng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên cách vệ sinh đúng cách và triệt để khá khó thực hiện và nếu chỉ sót một chút vi khuẩn, chúng vẫn có khả năng sinh sôi và phát triển như khi bạn chưa vệ sinh. Với hình dáng tròn và cong đặc biệt, nếu không có loại xà phòng và khăn lau đặc biệt, bạn sẽ rất khó đảm bảo những chiếc chai của mình hoàn toàn sạch bóng vi khuẩn. Thêm vào đó việc sử dụng nhiều lần còn khiến loại nhựa bị mài mòn và có khả năng khiến cơ thể bạn nhiễm độc.
Scott Belcher, Thạc sĩ kiêm giáo sư chuyên ngành dược tại đại học Cincinnati (Hoa Kỳ) cho hay: Nhiệt độ cao có thể bào mòn các thành phần trong nhựa chai khiến chúng tan vào nước và dễ dàng ngấm vào cơ thể. Một số loại chai sử dụng nhựa có nguồn gốc từ Bisphenol A (BPA), một loại chất hóa học tổng hợp có khả năng xáo trộn và gây rối loạn nghiêm trọng hệ thống hormone của cơ thể.
Tái sử dụng những lọ nước nhựa có thể mất vệ sinh hơn cả việc ngậm những món đồ chơi của chú cún trong gia đình bạn.
Tái sử dụng những lọ nước nhựa có thể mất vệ sinh hơn cả việc ngậm những món đồ chơi của chú cún trong gia đình bạn.
Theo Trung tâm Chính sách môi trường California của Hoa Kì, BPA là nguyên nhân của rất nhiều loại ung thư nguy hiểm trong đó có ung thư vú và ung thư tử cung. Bên cạnh đó, loại hợp chất nhân tạo này còn có khả năng gây sảy thai và khiến suy giảm nồng độ testosterone. Số liệu của tổ chức cũng chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của BPA lên sự phát triển của trẻ em.
Hầu hết các chuyên gia y khoa đều đồng tình rằng lượng BPA xâm nhập vào cơ thể qua đường nước uống là không đáng kể Tuy nhiên vấn đề thực sự lại nằm ở việc tích tụ loại chất này trong cơ thể thời gian dài sẽ khiến sức khỏe sụt giảm từ từ mà khó có thể nhận biết. Cơ quan Quản lý và Kiểm soát thực phẩm Hoa Kỳ vẫn tiếp tục các nghiên cứu để xác định mức độ ảnh hưởng chính xác của hiện tượng này. Ngày nay, BPA đã được hạn chế sử dụng và thậm chí bị cấm tại một số quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cẩn trọng khi một số doanh nghiệp tận dụng loại nhựa này để giảm giá thành sản phẩm.
Có phải những chai nhựa không thể tái sử dụng?
Điều này cũng không hoàn toàn đúng. Bạn vẫn có thể rửa thật sạch chai nhựa để tiếp tục sử dụng vài lần tiếp theo. Tất nhiên, bạn phải đảm bảo chai nhựa thật sạch và được phơi khô ráo trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, khi những hư hại vật lý như móp méo, lõm hay xước xuất hiện, hãy thay thế chúng ngay. Ngoài ra, một giải pháp đơn giản hơn cho bạn là sử dụng bình đựng nước bằng vật liệu khác. Thủy tinh, inox hay thép không gỉ đều rất an toàn cho sức khỏe bạn.
Những loại nhựa như PET, PETE hay BPA thường được sử dụng trong những loại nước dùng một lần.
Những loại nhựa như PET, PETE hay BPA thường được sử dụng trong những loại nước dùng một lần.
Lựa chọn loại chai nhựa nào an toàn cho sức khỏe?
Scott Andy, Giáo sư dược học công tác tại Đại học Cincinnati (Mỹ) đề xuất: "Nếu chọn chai đựng nước sử dụng nhiều lần, hãy tìm kiếm loại nhựa polypropylene (PP). Loại nhựa này thường có màu trắng, mang đặc tính trơ và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ".
Những loại nhựa như PET, PETE hay BPA thường được sử dụng trong những loại nước dùng một lần. Đây là những loại chất dễ nhiễm độc cho cơ thể và nên tránh nếu có ý định sử dụng nhiều lần.
(Nguồn: The sun, independent, environment)