Lò vi sóng đúng là “cứu tinh” của biết bao gia đình. Thay vì phải bắc nồi lên bếp nấu lại thì chúng ta chỉ cần cho bát/đĩa thức ăn vào lò vi sóng rồi bấm nút là nóng hổi trở lại, sẵn sàng lên mâm ngay.

Thế nhưng, dùng lò vi sóng không phải chỉ đơn giản là thế. Ví dụ như trường hợp của một chị gái vừa chia sẻ trên Facebook: Vì không biết, chị đã cho cả nồi cơm vào lò vi sóng và khi lấy ra thì phát hiện chiếc nồi bị hỏng mất quai và lớp chống dính nổ lỗ chỗ.

Cho cả nồi cơm vào lò vi sóng quay, chị gái “ngây thơ” làm bong hết lớp chống dính, dân mạng chỉ ra lỗi cơ bản ai cũng phải biết - Ảnh 1.

Tai nạn khi cho cả nồi cơm và lò vi sóng của một chị gái chia sẻ trên Facebook (Ảnh: internet).

Cho cả nồi cơm vào lò vi sóng quay làm bong hết lớp chống dính, dân mạng chỉ ra lỗi cơ bản ai cũng phải biết - Ảnh 2.

Dân mạng bất ngờ khi đến giờ vẫn có người không biết rằng kim loại là thứ tối kị khi dùng với lò vi sóng (Ảnh: internet).

Hóa ra, đây là một lỗi sai vô cùng cơ bản khi dùng lò vi sóng mà không phải ai cũng biết.

Không được cho đồ kim loại vào lò vi sóng

Về cơ bản, các bước sóng của lò vi sóng phát ra khi tiếp xúc với kim loại sẽ gây hiện tượng tia lửa điện. Chỉ một hai lần thì không sao nhưng nếu lặp lại nhiều lần, không những làm hỏng món đồ kim loại mà chiếc lò cũng có thể “đi tong” luôn.

Cho cả nồi cơm vào lò vi sóng quay, chị gái “ngây thơ” làm bong hết lớp chống dính, dân mạng chỉ ra lỗi cơ bản ai cũng phải biết - Ảnh 3.

Đây là điều xảy ra với đồ kim loại khi cho vào lò vi sóng.

Các nhà sản xuất lò vi sóng cũng khuyến cáo nhiều lần về việc này, cộng thêm việc sử dụng các loại đồ bằng nhựa không chịu nhiệt. Thậm chí, đồ bếp lõi kim loại bọc ngoài bằng những chất liệu khác, hoặc chỉ cần có dính 1 chút kim loại thôi cũng có thể làm hỏng lò.

Nên dùng bát đĩa chất liệu gì cho lò vi sóng?

Bất cứ chất liệu nào khác ngoài kim loại đều có thể dùng mà không làm hỏng lò vi sóng. Tuy nhiên, chị em vẫn nên sử dụng những chất liệu bền bỉ, chịu nhiệt thật tốt và không được đóng kín nắp khi quay. Một số gợi ý bao gồm đồ thủy tinh, gốm sứ, gỗ, và các loại hộp nhựa chất lượng cao, có in ký hiệu hoặc dòng chữ “microwavable” hoặc “microwave-safe” trên vỏ.

Cho cả nồi cơm vào lò vi sóng quay, chị gái “ngây thơ” làm bong hết lớp chống dính, dân mạng chỉ ra lỗi cơ bản ai cũng phải biết - Ảnh 4.

Các loại hộp bằng nhựa phải có chất lượng cao, chịu nhiệt tốt và dòng chữ Microwave-safe in trên bề mặt.

Cho cả nồi cơm vào lò vi sóng quay, chị gái “ngây thơ” làm bong hết lớp chống dính, dân mạng chỉ ra lỗi cơ bản ai cũng phải biết - Ảnh 5.

Nếu sử dụng nhựa kém chất lượng sẽ dễ nứt vỡ, tan chảy và nguy hiểm hơn là tạo ra các chất độc hại dính vào thực phẩm.

Một số chị em cũng từng thắc mắc liệu những chiếc bát đĩa có nhiều hoa văn, bên ngoài sơn màu đẹp mắt có cho vào lò vi sóng được không. Câu trả lời thực ra chưa rõ ràng. Nếu lớp sơn màu đó có chứa chì thì cũng có thể tạo tia lửa điện khi sử dụng. Chị em có thể cho vào lò vi sóng quay thử ở mức thấp nhất xem có vấn đề gì không và kịp thời tắt lò, hoặc tốt nhất là chuyển sang quay trong một chiếc bát/hộp đựng thực phẩm khác chất liệu an toàn hơn.

Cho cả nồi cơm vào lò vi sóng quay, chị gái “ngây thơ” làm bong hết lớp chống dính, dân mạng chỉ ra lỗi cơ bản ai cũng phải biết - Ảnh 6.

Một số loại bát đĩa nhiều hoa văn màu sắc kém chất lượng, sử dụng sơn chứa chì cũng không nên cho vào lò vi sóng.

Cho cả nồi cơm vào lò vi sóng quay, chị gái “ngây thơ” làm bong hết lớp chống dính, dân mạng chỉ ra lỗi cơ bản ai cũng phải biết - Ảnh 7.

Lò vi sóng có nướng mà đi kèm khay/vỉ nướng chỉ được dùng ở chế độ nướng.

Đặc biệt, vài loại lò vi sóng hiện nay có thêm chức năng nướng sẽ đi kèm một chiếc vỉ nướng bằng kim loại. Vỉ này cũng chỉ được sử dụng ở chế độ nướng, nếu dùng ở chế độ vi sóng sẽ gây hiện tượng tia lửa điện có thể làm hỏng lò, chị em nên hết sức lưu ý.

[Box thông tin shop] - af lò vi sóng