Đoạn clip ghi lại thí nghiệm của Tim khi anh cho rắn cắn tay mình.
Tim Friede, 39 tuổi đến từ Fond Du La, Wisconsin, Mỹ đã để một con rắn độc châu Phi (Manba Đen) cắn vào da và dùng “vắc xin đặc biệt” tiêm thẳng vào tĩnh mạch.
Tim chỉ được phép cho rắn cắn vào tay mình một lần nhưng khi đang cố gắng giải quyết con rắn ở trong bình, Tim vô tình bị nó cắn thêm 2 phát nữa vào ngón tay.
Không hề hoảng sợ, “nhà khoa học” liền đưa tay lên miệng để mút lấy vết thương. Thông thường, một người chỉ cần bị rắn Manba Đen này cắn có thể chết đau đớn trong vòng 15 phút nhưng đối với Tim, đây chỉ là “chuyện bình thường”.
Trong quá trình tự tiêm chủng suốt 17 năm qua, Tim cho một số loài rắn độc cắn mình, để lại hơn 200 vết cắn trên cơ thể. Anh hy vọng thí nghiệm của mình có thể tạo ra “cuộc cách mạng vắc xin mới”.
Thông thường, một vết cắn từ loài rắn cực độc Manba Đen có thể khiến con người chết trong đau đớn trong 15 phút nhưng đối với Tim thì đó chỉ là chuyện nhỏ.
Vợ chồng Tim ly hôn vào năm 2016 khi cô không thể chịu đựng được nỗi ám ảnh khi phải sống với rắn. Các thí nghiệm của anh mặc dù gây ra nhiều tranh cãi nhưng cũng tìm được không ít hậu thuẫn từ cộng đồng khoa học.
Tiến sĩ Hanleyn, nhà nghiên cứu vi trùng học của Đại học California, nhà sáng lập và là nhà khoa học chính của Butterfly Sciences - một công ty chuyên về liệu pháp gen và siêu miễn dịch, hy vọng, Butterfly Sciences sẽ giúp Tim phát triển loại vắc xin của mình và tìm các nhà đầu tư có thể đưa nó áp dụng vào thực tế.
“Tôi thích những người kiên trì chống lại những khó khăn mà mình gặp phải. Tim là một chàng trai có trình độ học vấn trung học, tự mình học một số miễn dịch học phức tạp và sinh học phân tử”.
Tim đã tự mình gây ra hơn 200 vết cắn từ một số loài rắn độc nhất thế giới.
“Tim có nhiều cấp độ kháng thể cao đến nọc độc . Dù không đích thân xác nhận điều này nhưng một số các thử nghiệm của anh ta đã cho chúng tôi thấy rằng tổng số kháng thể của anh ít nhất là gấp đôi bình thường. Làm được điều này quả thật không hề dễ dàng”, Henleyn cho biết thêm.
Phía sau những đau đớn trên cơ thể suốt 17 năm qua, Tim hy vọng, kết quả các thí nghiệm về vắc xin của mình sẽ giúp ngăn chặn được những ca tử vong do rắn cắn gây ra.