Những quý cô trang điểm sành sỏi chắc đã chẳng xa lạ với thế giới kem nền vô cùng phong phú và đa dạng. Đặc biệt, khi có sự phát triển và phủ sóng của BB, CC và DD cream thì kem nền lại càng trở nên khá... phức tạp và khiến không ít phái đẹp đắn đo khi lựa chọn. 

Tuy nhiên, bạn có biết rằng, về bản chất, hầu hết các loại kem nền đều khá giống nhau về công thức cơ bản. Sự khác nhau giữa chúng chủ yếu dựa vào sự gia giảm các phụ gia trong đó như peptide, vitamin, kem chống nắng hay sắc tố... Vì vậy, nếu hiểu rõ công dụng cũng như tỉ lệ của của các thành phần này, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được 1 loại mỹ phẩm phù hợp hoàn hảo với bản thân. Để bạn hiểu rõ ràng hơn, hãy cùng lắng nghe chuyên gia giảng giải cụ thể về các thành phần trong loại kem này nhé!

Chọn kem nền phù hợp dựa theo thành phần cụ thể 1

Thành phần chính: Water-in-Silicone (tạm dịch là Silicone lỏng)

Đây chính là thành phần chủ yếu giúp kem nền phân tán dễ dàng và đồng đều trên da. Thuật ngữ này được dùng để nói về các dẫn xuất silicone trong nước nhưng không hòa tan. Các dẫn xuất silicone này vô cùng mềm mượt và dịu nhẹ, giúp tạo ra lớp che phủ đồng đều mà không bị bức bí làn da. Các hợp chất này cũng được sử dụng để tạo ra tính không thấm nước, kiềm dầu hay lâu bền của lớp kem nền.

Cách chọn lựa: Khi mua kem nền, thành phần đầu tiên luôn là nước, tiếp đó là 1 hoặc nhiều các dẫn xuất silicone như cyclopentasiloxane, trimethicone phenyl hoặc dimethicone. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Một vài loại kem nền truyền thống sử dụng oil-in-water (dầu lỏng) để thay thế. Vì vậy, các loại kem này có thành phần dưỡng ẩm vượt trội hơn mức độ che phủ của nó. 

Chọn kem nền phù hợp dựa theo thành phần cụ thể 2

Thành phần: Chất nhũ hóa

Bao gồm: dimethicone crosspolymer, polysilicone-11

Tác dụng: Các chất này có tác dụng như chiếc cầu nối giữa silicone và nước. Ngoài ra, nó còn giúp kem nền trở nên mềm mại và giúp sắc tố được đồng đều. 

Thành phần: Sắc tố

Bao gồm: dioxit titan, sắt oxit

Tác dụng: Đây là các chất phụ gia để tạo nên màu sắc cho kem nền. Thành phần của nó giao động trong khoảng 2 - 15% trải dài theo tone da từ tối cho đến trắng sáng.

Thành phần: Chất bay hơi

Bao gồm: xyclometicon, isohexadecane và isododecane

Tác dụng: Các chất này giúp cho kem nền có dạng lỏng khi sử dụng và bay hơi nhanh chóng sau khi đã được tán đều lên mặt (thay đổi từ trạng thái rắn/lỏng thành hơi). Từ đó giúp lớp nền đều màu và không bị nhờn sau đó. 

Thành phần: Đất sét khoáng

Bao gồm: quaternium-90 bentonit, silica, cao lanh, đất sét Amazon

Tác dụng: Các chất ngày có công dụng hấp thụ lớp dầu trên da mặt để tạo cảm giác khô thoáng khi chạm vào. Liều lượng của đất sét khoáng được thay đổi tùy thuộc để phù hợp với các loại da khô, dầu, hỗn hợp hay da trung tính.

Thành phần: Chất làm mềm da

Bao gồm: glycerin, squalane và triglycerid capric/caprylic

Tác dụng: Thành phần này giúp da ngậm nước bằng cách hấp thụ các phân tử nước từ không khí hoặc giữ trọn vẹn độ ẩm tự nhiên của da. Kết quả là làn da sẽ không bị khô mà vẫn mịn màng cả ngày dài.

Thành phần: Bột phản sáng

Bao gồm: mica, bismuth oxychloride

Tác dụng: Thành phần này giúp bề mặt da phản chiếu với ánh sáng bên ngoài để tạo nên vẻ rạng rỡ, sáng hồng và tự nhiên.

Thành phần: Chất bảo quản

Bao gồm: phenoxyethanol, parabens, kali sorbate

Tác dụng: Bảo vệ kem nền khỏi các vi sinh vật ô nhiễm bên ngoài. 

Chú ý:

Chọn kem nền phù hợp dựa theo thành phần cụ thể 3

- Một số kem nền có công thức tự nhiên chứa trong lọ kín có thể không có thành phần bảo quản do bản thân nó đã có môi trường bảo quản kín.

- Khi mua kem nền, bạn nên chọn những loại kem trong tuýp kem hơn là dạng chai có lắp mở để tránh nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài.