Dịch tả lợn châu Phi ngày càng lan rộng, người dân sợ ăn thịt lợn vì nguy cơ lây nhiễm gián tiếp
Thời gian gần đây, những thông tin về dịch tả lợn châu Phi đang gieo rắc nỗi lo lắng cho ngành nông nghiệp khắp cả nước bởi thiệt hại to lớn về thương mại và kinh tế mà căn bệnh gây ra. Mặc dù Bộ Y tế đã khẳng định dịch bệnh này không gây bệnh ở người nhưng lợn nhiễm bệnh tả châu Phi có vẫn có nguy cơ mắc các bệnh khác như bệnh tai xanh, cúm lợn...
Thời gian gần đây, những thông tin về dịch tả lợn châu Phi đang gieo rắc nỗi lo lắng cho ngành nông nghiệp khắp cả nước bởi thiệt hại to lớn về thương mại và kinh tế mà căn bệnh gây ra.
Ông Nguyễn Văn Long (Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y) chia sẻ, lợn bị nhiễm nhiễm dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc chẩn đoán dịch tả lợn châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, mà cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm mới có thể phát hiện chính xác virus dịch tả lợn châu Phi. Ở thể quá cấp tính, lợn chết nhanh, không có biểu hiện triệu chứng hoặc nằm, sốt cao trước khi chết. Ở thể cấp tính, lợn sốt cao đến 42 độ C, không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lưng cong, di chuyển bất thường.
Bệnh dịch lợn tả châu Phi có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Điều đáng nói là dịch bệnh tả lợn châu Phi không lây truyền trực tiếp sang cho con người khiến nhiều người dửng dưng, nhất là những người không chăn nuôi lợn. Tuy nhiên thực tế thì chúng vẫn có khả năng lây nhiễm gián tiếp virus dịch bệnh tả lợn châu Phi sang cho con người.
Bệnh dịch lợn tả châu Phi có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh.
Mặc dù không gây bệnh trên người nhưng dịch bệnh tả lợn châu Phi có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn mắc bệnh tả có nguy cơ mắc thêm một loạt bệnh nguy hiểm khác như lợn tai xanh, cúm, thương hàn… Đây chính là đầu mối nguy hiểm sức khỏe con người nếu ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh. Người ăn phải thịt nhiễm virus tả lợn châu Phi lúc này có thể bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn tiết canh, ăn thịt chưa nấu chín kỹ.
Nhận biết thịt lợn sạch – bẩn, ngăn chặn nguy cơ ăn phải thịt lợn bị bệnh
Trước tình hình đó, người dân cần đảm bảo ăn chín uống sôi, không ăn tiết canh, đồ tái từ lợn. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thịt lợn ngon là thịt đang khỏe mạnh thì rất tươi màu sắc miếng thịt hồng tự nhiên, phần mỡ trắng. Còn thịt con lợn bị bệnh sẽ có màu sắc bất thường. Đặc biệt, với thịt lợn đã chết màu sắc thường nhợt nhạt, tím tái, thâm đen. Thịt lợn khi chết đã chết thường có mùi nên rất dễ nhận ra thịt lợn bệnh. Cụ thể:
Thịt lợn ngon là thịt đang khỏe mạnh thì rất tươi màu sắc miếng thịt hồng tự nhiên, phẫn mỡ trắng.
- Màu sắc: Thịt lợn sạch có màu hồng tươi, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy ấm và không rỉ nước. Thịt lợn đã tiêm thuốc để bơm nước thì thịt không còn màu hồng, màu nhạt hơn, khi ấn tay vào miếng thịt thì cảm thấy lạnh và nước rỉ ra ngoài.
- Độ săn chắc: Thịt lợn tươi ngon khi sờ vào thớ thịt có cảm giác đàn hồi, màng bên ngoài khô và dính. Trong khi đó, lợn đã bị tiêm thuốc, miếng thịt thường nhão, không có sự đàn hồi.
- Khi chế biến: Thịt lợn ngon khi chế biến sẽ săn lại, khi tẩm ướp gia vị thịt khô ráo, không ra nước. Thịt đã bị tiêm thuốc thì khi nấu, miếng thịt quắt lại, ra nhiều nước, ăn không ngon, mất đi hương vị đặc trưng và mau bị ôi thiu.
- Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh: Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.
Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.
- Thịt lợn có chứa các độc chất ractopamine và clenbuterol thường có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng.
- Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.
- Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.
Ngoài ra, để tránh nguy cơ mua phải thịt lợn bẩn, người tiêu dùng cũng nên mua thịt lợn ở những cơ sở uy tín, có đóng dấu kiểm dịch rõ ràng của cơ quan chức năng, tránh mua ở những hàng quán vỉa hè, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo an toàn.