Khi một người đàn ông kết hôn, anh ta phải gánh vác trách nhiệm gia đình. Nhất là sau khi có con, họ càng cần quan tâm, chú ý nhiều hơn nữa.

Vợ chồng đặt con cái lên đầu, cùng nhau vun vén cho tổ ấm nhỏ, chỉ có như vậy thì mới hạnh phúc được, con cái cũng nhờ đó mà được chăm lo chu đáo. Tuy nhiên nhiều đàn ông tuy có gia đình nhưng cảm giác vẫn chưa trưởng thành, sống vô tư như khi chưa kết hôn.

Nếu con trai phạm sai lầm thì cha mẹ cần dùng “uy quyền” của mình nắn chỉnh lại họ.

01

Sau khi kết hôn, Hằng không sống cùng gia đình chồng. Cô và Tuấn định cư ở thành phố, bố mẹ chồng ở quê. Nhà chồng cô đều là những người thôn quê giản dị, học không cao, làm ruộng làm vườn nhưng rất ngay thẳng, tốt bụng và đối xử tốt với con dâu.

Bình thường nếu không có việc họ cũng chẳng lên thành phố. Sau khi con trai đầu lòng chào đời, bố mẹ chồng vì nhận nhiều ruộng vườn, không thể giúp đỡ được trong việc trông con nên gửi rất nhiều đồ ăn, rau củ lên cho con dâu tẩm bổ. Dù bố mẹ chồng không học nhiều, sống ở quê nhưng Tuấn lại khá sợ bố mẹ mình. Có lẽ họ thẳng thắn, quyết liệt và luôn nghiêm khắc với con cái.

Nhà chồng chẳng có gì đáng lo ngại, tuy nhiên Tuấn - chồng Hằng lại là vấn đề lớn nhất của cô. Bởi vì không sống chung với bố mẹ nên anh ta giữ nguyên lối sống như trước khi kết hôn dù đã có gia đình, có con trai đầu lòng.

Sau khi Hằng sinh con, Tuấn nhiều lúc cáu bẳn, cho rằng vì bé quấy khóc, ồn ào nên ngày nào anh cũng ra ngoài đi chơi.

Nhiều lúc Hằng bận rộn quá mức, muốn chồng giúp đỡ mình nhưng Tuấn càng thể hiện sự vô trách nhiệm. Anh ta chê Hằng không khéo léo, không biết dỗ dành để con khóc ầm ĩ, ồn ào ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Hằng vốn là một người quá mức hiền lành nên nhẫn nhịn cam chịu. Càng như thế, Tuấn càng quá quắt hơn.

Nếu có vấn đề bất công trong hôn nhân, phụ nữ cần phải nói ra hơn là âm thầm chịu đựng. Sự âm thầm chịu đựng của họ chẳng khác gì tạo thành một sự cổ vũ để chồng tiếp tục các hành vi sai trái.

Chồng bận đàn đúm, vợ một mình chăm con ốm, mẹ chồng đến lật tung mâm nhậu của con trai và gạch đầu dòng cho phụ nữ: Khi chọn chồng hãy chú ý đến nhà chồng đầu tiên - Ảnh 1.

02

Sau này Tuấn thậm chí sa đà vào thú chơi bời nhậu nhẹt, suốt ngày được đám bạn rủ rê ăn uống. Cơ quan Tuấn vốn làm ngày thứ 7, vậy mà nhiều tuần liền anh ta trốn cả làm để đi ăn nhậu, tụ tập bạn bè cho thoải mái. Vì vậy mà Tuấn bị trừ lương, hai vợ chồng cãi nhau vì vấn đề ấy.

Đứa bé 8 tháng tuổi bị sốt, Hằng muốn đưa con đi bệnh viện. Tuấn bảo Hằng tự bắt taxi đưa con đi. Hôm nay anh mời bạn bè đến nhà tụ tập.

Hằng quá mức điên tiết và mệt mỏi nên chẳng thèm tranh cãi. Cô đến bệnh viện một mình, gọi điện cho mẹ chồng ở cách đó 30km đến cùng.

Mẹ chồng tất tả đến viện cùng Hằng sau khi nghe con dâu báo. Khi bà hỏi Tuấn ở đâu, Hằng ngập ngừng rồi chia sẻ về việc chồng mình hiện đang ở nhà, tụ tập với bạn bè. Suốt 3 ngày nay, hôm nào anh cũng có nhóm bạn uống rượu đến say mèm.

Mẹ chồng Hằng bắt đầu tức giận. Bà bảo rằng mình sẽ tự đi về để xem thế nào. Vừa đến gần căn hộ của Hằng và Tuấn, bà đã nghe tiếng hát karaoke vọng ra. Bên trong tất cả đang chén chú chén anh vui vẻ.

Bà lao vào, gạt chén rượu trên tay con trai, lật tung mâm nhậu rồi túm lấy tay Tuấn và lôi ra ngoài. Sau đó bà bắt đầu mắng mỏ, quay sang những người bạn kia và chất vấn có biết chuyện con trai Tuấn bị ốm đang nằm viện không mà còn dám tụ tập.

Nhìn thấy tình cảnh không ổn, 4-5 người bạn kia vội vã chào hỏi rồi về thẳng.

Việc “nắn gân” những ông chồng đôi lúc phải cậy nhờ đến những bậc phụ huynh. Đàn ông ở tuổi nào đi chăng nữa thì cũng cần bố mẹ chấn chỉnh lại cách sống giúp.

Chồng bận đàn đúm, vợ một mình chăm con ốm, mẹ chồng đến lật tung mâm nhậu của con trai và gạch đầu dòng cho phụ nữ: Khi chọn chồng hãy chú ý đến nhà chồng đầu tiên - Ảnh 2.

03

Tuấn không ngờ mẹ mình lên, cũng không ngờ bà tức giận đến thế. Anh ta hoảng hồn và lắp bắp hỏi xem bà lên lúc nào. Mẹ chồng không quan tâm, hỏi thẳng rằng có phải Tuấn thoái thác chuyện đưa con trai đi viện, chỉ biết đàn đúm chơi bời. Anh ta im lặng, chẳng nói được câu nào.

Mẹ anh ngay lập tức gọi điện cho chồng ở quê lên để giải quyết con trai. Tối hôm đó, Hằng và con trai về nhà. Mẹ chồng cô thẳng thừng tuyên bố rằng nếu chính Tuấn không thay đổi, vợ chồng bà sẽ chỉ nhận dâu nhận cháu chứ không nhận con trai.

Bố mẹ Tuấn làm mọi thứ hết sức quyết liệt. Họ hiểu rằng cuộc hôn nhân của con trai mình đang đứng trên bờ vực, họ phải làm mọi thứ để cứu vớt nó. Nếu Tuấn tiếp tục u mê, chìm đắm vào những cuộc vui và sống vô trách nhiệm thì anh ta sẽ mất đi hạnh phúc của riêng mình.

Chồng bận đàn đúm, vợ một mình chăm con ốm, mẹ chồng đến lật tung mâm nhậu của con trai và gạch đầu dòng cho phụ nữ: Khi chọn chồng hãy chú ý đến nhà chồng đầu tiên - Ảnh 3.

Ngay sau đó, bố mẹ Tuấn quyết định thay phiên nhau lên sống ở nhà anh trong vòng 3 tháng để đỡ đần con dâu và cũng để giám sát chính con trai mình.

Sự quyết tâm đến cùng đó khiến Tuấn sợ hãi và nhận ra nhiều điều. Dần dần anh rời khỏi những hội nhóm vì nhận ra ở đó chỉ có tụ tập, rượu chè chứ không có được điều gì tích cực. Anh dành nhiều thời gian cho con cái, tình cảm vợ chồng cũng tăng lên.

Sau hơn 1 năm, tình hình gia đình Tuấn và Hằng có những chuyển biến tích cực. Sau này, chính Hằng cũng thú nhận rằng bố mẹ chồng đã kịp thời “giải quyết” nhiều vấn đề trong hôn nhân của vợ chồng cô. Nếu không có lẽ họ đã ly hôn rồi.

Bởi vậy, dù con cái đã kết hôn nhưng nếu họ lầm đường lạc lối, cha mẹ vẫn nên kéo con cái lại con đường đúng đắn. Khi con dâu nhận thấy bản thân không thể quản chồng, thi thoảng có thể nhờ đến sự trợ giúp của mẹ chồng. Đã là người một nhà thì nên cùng cố gắng để gia đình hạnh phúc hơn.

Phụ nữ chọn chồng cũng nên chú ý nhiều đến gia đình chồng. Cha mẹ nghiêm minh, công bằng thì mới hỗ trợ được họ trong cuộc hôn nhân dài đằng đẵng về sau.