Nghệ sĩ Bảo Anh sinh năm 1955, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Việt Nam. Nghệ sĩ Bảo Anh có ngoại hình điển trai, chất giọng trầm ấm, tài năng diễn xuất tự nhiên, thuyết phục nên rất được khán giả yêu mến. Được biết, nghệ sĩ Bảo Anh đã điều trị bệnh phình động mạch chủ một thời gian nhưng việc điều trị không có kết quả như mong đợi. 

Sự ra đi của nghệ sĩ Bảo Anh để lại niềm thương tiếc lớn cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đông đảo người hâm mộ.

Nghệ sĩ Bảo Anh qua đời vì chứng phình động mạch chủ: Căn bệnh này nguy hiểm thế nào? - Ảnh 1.

Sự ra đi của nghệ sĩ Bảo Anh để lại niềm thương tiếc lớn cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đông đảo người hâm mộ.

Chứng phình động mạch chủ mà nghệ sĩ Bảo Anh mắc là bệnh gì?

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể. Nó mang máu và oxy từ tim đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Động mạch chủ đi lên dẫn từ tim, trong khi động mạch chủ đi xuống di chuyển ngược về bụng.

GS.TS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam) nhận định, phình động mạch chủ là một chỗ phình ra trên thành động mạch chủ, động mạch chính từ tim của bạn. Phình động mạch chủ hình thành ở vùng yếu trên thành động mạch. Áp lực của máu bơm qua động mạch gây ra một khối phồng giống như quả bóng ở vùng động mạch chủ yếu. Chỗ phình này được gọi là chứng phình động mạch chủ.

Nghệ sĩ Bảo Anh qua đời vì chứng phình động mạch chủ: Căn bệnh này nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Phình động mạch chủ là một chỗ phình ra trên thành động mạch chủ, động mạch chính từ tim của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng phình động mạch chủ?

Tiền sử gia đình và lối sống hàng ngày đều có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chứng phình động mạch chủ. Nghiên cứu cho thấy, chứng phình động mạch chủ xảy ra thường xuyên nhất ở những người:

- Có thói quen hút thuốc.

- Trên 65 tuổi.

- Nam giới chiếm đa số.

- Có tiền sử gia đình mắc chứng phình động mạch chủ.

- Bị chứng tăng huyết áp.

Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng phình động mạch chủ

Nguyên nhân gây phình động mạch chủ thường không rõ ràng. Những người mắc phải các tình trạng sau thường dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

- Xơ vữa động mạch (thu hẹp động mạch).

- Viêm động mạch.

- Mắc các bệnh di truyền, đặc biệt là những bệnh ảnh hưởng đến mô liên kết (như hội chứng Marfan và hội chứng Ehlers-Danlos).

- Chấn thương động mạch chủ.

- Nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh giang mai.

Nghệ sĩ Bảo Anh qua đời vì chứng phình động mạch chủ: Căn bệnh này nguy hiểm thế nào? - Ảnh 4.

Nguyên nhân gây phình động mạch chủ thường không rõ ràng.

Các triệu chứng của chứng phình động mạch chủ là gì?

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không hay biết mình bị phình động mạch chủ vì không có dấu hiệu cảnh báo.

Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, phình động mạch chủ có thể xuất hiện dấu hiệu cảnh báo. Một số dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo bạn đã bị phình động mạch chủ, bao gồm:

- Chóng mặt hoặc choáng váng.

- Nhịp tim nhanh.

- Đau ngực đột ngột, dữ dội, đau bụng hoặc đau lưng.

Việc phát hiện chứng phình động mạch chủ trước khi nó vỡ mang lại cơ hội phục hồi tốt hơn cho bạn. 

Khi chứng phình động mạch chủ phát triển (nghiêm trọng hơn), bạn có thể nhận thấy các triệu chứng bao gồm:

- Khó thở hoặc thở ngắn.

- Cảm thấy no ngay sau khi ăn một bữa rất nhỏ.

- Đau ở nơi có khối phình động mạch đang phát triển (cổ, lưng, ngực hoặc bụng).

- Nuốt đau hoặc khó nuốt.

- Sưng cánh tay, cổ hoặc mặt.

Biến chứng của chứng phình động mạch chủ

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, nếu chứng phình động mạch chủ bị vỡ sẽ gây chảy máu trong. Tùy thuộc vào vị trí của chứng phình động mạch, tình trạng vỡ có thể rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Nếu được điều trị ngay lập tức, nhiều người có thể hồi phục sau khi chứng phình động mạch bị vỡ.

Phình động mạch chủ ngày càng phát triển cũng có thể dẫn đến bóc tách động mạch chủ trên thành động mạch. Điều này gây ra tình trạng thu hẹp động mạch, làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu từ tim đến các khu vực khác, gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Phòng tránh chứng phình động mạch chủ - 4 thói quen cần duy trì

Theo GS Nguyễn Lân Việt, bệnh nhân huyết áp cao, cholesterol cao hoặc hút thuốc lá có nguy cơ phát triển chứng phình động mạch chủ. Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách duy trì lối sống lành mạnh. Hãy gắn mình với 4 thói quen sống lành mạnh hàng ngày như:

- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.

- Bỏ hút thuốc cũng như không sử dụng các sản phẩm liên quan đến thuốc lá.