Mặc dù Trần Thị Dung - hoàng hậu cuối cùng nhà Lý - là vợ của Trần Thủ Độ nhưng trước khi chính thức làm vợ làm chồng, hai người đã có một thời gian dài dan díu với nhau ngay khi Trần Thị Dung còn là vợ của vua Lý Huệ Tông.
Việc Trần Thị Dung tái giá với Trần Thủ Độ - người đã bức hại Lý Huệ Tông - chồng cũ của mình đã khiến bà bị đánh giá là "thất tiết", phản bội triều Lý. Người ta cho rằng bản chất của mối quan hệ này chính là một vụ "cắm sừng", bởi ngay khi vua Lý Huệ Tông còn sống thì hai người đã qua mặt vua tằng tịu với nhau.
Trần Thủ Độ vốn là người tướng mạo, thông minh, ông đã đem lòng yêu mến Trần Thị Dung từ thuở thiếu thời. Đến khi ông được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ, ông càng có điều kiện ra vào cung để tiếp cận Trần Thị Dung.
Chân dung Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ trên phim (Ảnh: Internet).
Sau khi sinh hạ được hai công chúa, vào cuối đời, vua Lý Huệ Tông lâm bệnh, hoàn toàn bất lực trong chuyện chăn gối. Trần Thị Dung lúc ấy dù đã 30 tuổi, gái 2 con nhưng trông vẫn "mòn con mắt" mà phải chịu cảnh phòng the lạnh lẽo. Giữa lúc chồng bất lực, lại ở bên người đàn ông đang tuổi trai tráng đầy sức sống và quyền lực, họ đã bắt đầu mối tình ngoài luồng.
Người ta nói rằng ngay khi còn đang hưởng ân huệ của Lý Huệ Tông, Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ đã ăn nằm với nhau như vợ chồng. Ngoài mục đích dục vọng thì họ còn âm mưu chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần.
Đến năm 1225, nhà Trần nắm quyền và Trần Thị Dung chính thức làm vợ của Trần Thủ Độ. Xung quanh vai trò của Trần Thị Dung cũng có nhiều ý kiến khác nhau, song nhiều người cho rằng không có sự chung tay của bà với người tình thì Trần Thủ Độ chẳng thể thực hiện trót lọt âm mưu lật đổ triều Lý nhanh đến vậy.
Vua bị đầu độc vì phát hiện ra chuyện tình bất chính
Câu chuyện tình tai tiếng này liên quan đến bà Nguyễn Thị Hương - vợ vua Tự Đức (Hoàng đế thứ 4 nhà Nguyễn). Người có liên quan đến cuộc tình này là đại thần phụ chính nhà Nguyễn tên Nguyễn Văn Tường.
Nguyên cớ của mối tình ngoài luồng này bắt nguồn từ việc bà Nguyễn Thị Hương nghe lệnh vua Tự Đức nhận Ưng Đăng - cháu vua làm con nuôi vào năm 1870. Bà đã nuôi dưỡng, chăm sóc Ưng Đăng từ lúc 2 tuổi cho đến khi lên ngôi, lấy niên hiệu là Kiến Phúc.
Do vua Kiến Phúc lên ngôi lúc mới 15 tuổi nên bà Nguyễn Thị Hương ngày càng có thế lực và ảnh hưởng lớn trong triều. Thấy vậy, quan đại thần Nguyễn Văn Tường tỏ ra rất quan tâm, thân thiện với bà hòng lấy cảm tình.
Chuyện dan díu của Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Văn Tường đã bị vua Kiến Phúc phát hiện (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).
Một dịp, vua Kiến Phúc bị bệnh đậu mùa. Bà Nguyễn Thị Hương ngày ngày túc trực bên cạnh vua từ mờ sáng sớm đến nửa đêm để săn sóc.
Thấy đây là cơ hội tốt, Nguyễn Văn Tường ngày nào cũng vào chầu vua, có khi đến nửa đêm mới về. Ông cố tình thể hiện những cử chỉ lả lơi của mình với bà Nguyễn Thị Hương. Điều này không qua được mắt vua Kiến Phúc. Đến một hôm, vua giả vờ say ngủ thì đã nghe được hai người to nhỏ chuyện dan díu với nhau. Quá tức giận, vua Kiến Phúc dọa sẽ chặt đầu cả hai khi nào lành bệnh.
Có giai thoại kể rằng khi chuyện bị bại lộ, Nguyễn Văn Tường đã tự tay pha chế thuốc cho nhà vua nhưng thực ra đây là chén thuốc độc. Và sau khi uống thuốc, vua Kiến Phúc đã qua đời khi mới tại vị được 8 tháng.
Người phụ nữ dâm loạn làm điên đảo triều đình
Vượt qua lễ giáo nghiêm khắc, đánh rơi cả khuôn phép đạo đức và không màng tới địa vị thái hậu đương triều, Lê Thái hậu đã "vượt rào" với tình nhân là Đỗ Anh Vũ để rồi suýt sụp đổ cả một vương triều.
Chuyện xảy ra vào thế kỉ 12 trong triều đại nhà Lý. Khi ấy, khoảng năm 1138, vua Lý Thần Tông - vị vua thứ 5 của nhà Lý qua đời, con trai là Lý Anh Tông lên ngôi nhưng mới được 2 tuổi. Do vậy, mọi việc triều chính gần như do Đỗ Anh Vũ quyết định.
Chuyện Lê Thái hậu tư thông với Đỗ Anh Vũ trong triều trên dưới ai cũng rõ (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).
Kể từ sau khi vua qua đời, Lê Thái hậu phải chịu cảnh gối chăn lạnh lẽo. Lẽ ra bà phải buông rèm nhiếp chính nhưng vốn là người nồng nhiệt trong chuyện này nên ngay khi gặp được Đỗ Anh Vũ - một chàng trai đang tuổi thanh niên, trai tráng, khỏe mạnh, bà đã nhanh chóng xiêu lòng.
Về phần Đỗ Anh Vũ, dù không thiếu thê thiếp nhưng đứng trước vẻ xuân sắc của Lê Thái hậu, hai người đã kịp "bắt sóng" nhau và tìm mọi cách để gặp gỡ, ân ái.
Một phần có quyền thế trong tay, phần khác lại tư thông với mẹ vua nên Đỗ Anh Vũ tỏ ra bạo ngược, chuyên quyền khiến người người trong triều hết sức bất bình.
Chuyện Lê Thái hậu tư thông với Đỗ Anh Vũ trong triều trên dưới ai cũng rõ. Thế nhưng, Thái hậu không những không cảm thấy hổ thẹn mà còn tìm mọi cách để bảo vệ tình nhân.
Khi mọi việc đến tai vua Lý Anh Tông, Đỗ Anh Vũ bị bắt giam, Lê Thái hậu đã giấu vàng trong thùng cơm rồi sai người mang vào ngục để người tình đút lót quan cai ngục.
Vụ việc bại lộ, Lê Thái hậu đã "mượn" tay vua xử tội nên Đỗ Anh Vũ chỉ bị đày đi làm tá điền. Xót xa cho người tình, bà lại tìm mọi cách để phục chức cho Đỗ Anh Vũ qua việc mở các hội ân xá cho phạm nhân trên cả nước.
Sau nhiều lần được ân xá, Đỗ Anh Vũ thoát tội. Lúc này, Lê Thái hậu lại đề xuất với vua phục chức cho người tình. Vua bằng lòng, Anh Vũ trở lại giữ chức Thái úy, ông còn được vua trọng dụng hơn trước. Và đến lúc này, ông có cơ hội để trả thù những kẻ đã lập mưu hãm hại mình, thẳng tay trừng trị những người làm trái ý mình.
Các sử gia cho rằng vì Thái hậu dâm loạn, vì mối tình ngoài luồng giữa Đỗ Anh Vũ và Lê Thái hậu mà triều đình đã nhiễu loạn, rối ren, suýt chút nữa thôi cả một vương triều đã bị sụp đổ.
Có người đàn bà vì bị chồng "bỏ rơi", sống trong cung cấm cô quạnh, bản tính lại đam mê nhục dục nên dâm loạn đến mức luôn ra sức sưu tầm tình nhân