Giới trẻ ngày nay, đặc biệt là các cô gái đều rất thích uống trà sữa. Trên thị trường xuất hiện hàng trăm các loại trà sữa. Tuy nhiên, trong những cốc trà sữa rốt cuộc có những thứ gì, rất ít người biết. Trà sữa là loại đồ uống đang dần dần phá hủy sức khỏe của bạn.

Chuyên gia cảnh báo 4 cấp độ nguy hiểm của trà sữa đang hủy hoại sức khỏe con người - Ảnh 1.

Giới trẻ ngày nay, đặc biệt là các cô gái đều rất thích uống trà sữa.

Chuyên gia cảnh báo 3 yếu tố nguy hiểm của trà sữa như sau:

1. Caffeine vượt quá tiêu chuẩn, khiến đánh trống ngực mất ngủ

Sau khi uống trà sữa xong, bạn có nghĩ mình sẽ mất ngủ và đánh trống ngực không? Câu trả lời là có, trong trà sữa bạn uống, lượng caffeine đều vượt quá tiêu chuẩn. Mới đây, Viện Chất lượng và Tiêu thụ Thâm Quyến đã tiến hành thử nghiệm so sánh các hãng trà sữa trân châu. Kết quả cho thấy có tới 10 nhãn hiệu trà sữa được tìm thấy có chứa caffeine với hàm lượng trung bình là 258 mg/kg.

Chuyên gia cảnh báo 4 cấp độ nguy hiểm của trà sữa đang hủy hoại sức khỏe con người - Ảnh 2.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, người trưởng thành khỏe mạnh nên uống một liều caffeine dưới 200mg và tiêu thụ ít hơn 400mg trong suốt cả ngày. Đối với hầu hết mọi người, việc uống quá nhiều caffeine trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng cho cơ thể.

Tác hại của uống quá nhiều caffeine trong thời gian dài

- Tim đập nhanh, mất ngủ

Song Xin, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh cho biết nếu mọi người tiêu thụ lượng lớn caffeine, sẽ gây ra các phản ứng bất lợi cho cơ thể và sinh lý, như hồi hộp, khó chịu, lo lắng, mất ngủ... Đối với những người dễ bị rối loạn lo âu, caffeine cũng có thể làm nặng thêm các triệu chứng như đổ mồ hôi và đánh trống ngực.

- Bệnh loãng xương

Song Xin cũng chỉ ra rằng việc uống quá nhiều caffeine trong một thời gian dài cũng có khả năng gây mất xương, gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn khối xương và đối với phụ nữ, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

2. Đường quá nhiều, nhanh già và tử vong sớm

Kết quả kiểm tra của Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng Thượng Hải cũng cho thấy hàm lượng sữa trong trà sữa cao và hàm lượng đường cao nhất trong trà sữa là khoảng 14 khối.

Theo "Hướng dẫn chế độ ăn kiêng của Trung Quốc (2016)", kiến nghị "kiểm soát lượng đường đi vào cơ thể, mỗi ngày ăn không quá 50g, tốt nhất là dưới 25g".

Nói cách khác, lượng đường trong một cốc trà sữa vượt quá lượng đường tiêu chuẩn một ngày. Nhiều người có thói quen uống trà sữa không đường. Nhưng kết quả kiểm tra của nhân viên Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng Ninh Ba cho thấy trà sữa được gọi là "không đường" có hàm lượng đường từ 2,2 - 7,9g/100 ml.

Chuyên gia cảnh báo 4 cấp độ nguy hiểm của trà sữa đang hủy hoại sức khỏe con người - Ảnh 4.

Kết quả kiểm tra của Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng Thượng Hải cũng cho thấy hàm lượng sữa trong trà sữa cao và hàm lượng đường cao nhất trong trà sữa là khoảng 14 khối.

Tác hại của việc nạp nhiều đường

- Tăng quá trình lão hóa

Lượng đường quá mức có thể làm tăng nếp nhăn và tăng tốc độ lão hóa. Bác sĩ Xiaoqin, Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường sẽ làm giảm collagen của cơ thể, làm cho da kém đàn hồi, tăng nếp nhăn.

- Nguy cơ tử vong sớm

Theo một số dữ liệu cho thấy uống đồ uống có đường 1 đến 2 lần một ngày làm tăng 14% nguy cơ tử vong sớm, uống nhiều hơn 2 lần một ngày, nguy cơ tử vong sớm cao hơn 21% so với những người không uống đồ uống có đường. Những người uống nhiều hơn 2 lần một ngày với đồ uống có đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tăng 31%, cứ mỗi lần uống thêm đường, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tăng 10%.

3. Trà sữa không thêm sữa, vị ngọt không phải là đường

Trên thực tế, trà sữa bạn uống có thể không thêm sữa, và vị ngọt không phải đến từ đường. Để giảm chi phí và dễ sản xuất, một số thương hiệu trà sữa không thêm sữa vào trà sữa mà dùng kem không sữa thay thế, và vị ngọt không có nguồn gốc từ đường, mà là xi-rô fructose. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng xi-rô fructose là một trong những nguyên nhân gây béo phì, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, bệnh gút…

(Nguồn: QQ)