Đối với những cuộc hôn nhân dưới 3 năm tuổi:

1. Bạn luôn nghĩ mình quá tốt

Đã bao giờ bạn nghĩ, mình hơn hẳn so với người bạn đời về mọi mặt? Bạn có nghĩ mình xứng đáng được kết hôn với một ai đó tốt hơn người hiện tại?

Hãy nhớ rằng, vấn đề không phải là ai tốt hơn ai mà chỉ là cách nhìn “Đứng núi này trông núi nọ” của bạn mà thôi. Suy nghĩ này cũng dễ dàng khiến hôn nhân đổ vỡ.

2. Luôn có cảm giác bị giam cầm

Những ai xem hôn nhân như "lồng cũi" kìm hãm tự do và nghề nghiệp của mình thường không mấy thiện chí với người bạn đời. Đáng ngại hơn, họ sẽ tìm mọi sơ hở và viện lý do để mau chóng thoát khỏi chiếc lồng đó.

3. Thiếu sự kết nối giữa vợ chồng

Đây không chỉ là vấn đề trò chuyện mà còn là sự thấu hiểu và thông cảm lẫn nhau. Rất nhiều cặp vợ chồng cũng thường xuyên hàn huyên trò chuyện, nhưng họ không kết nối. Nếu bạn có một mối quan hệ như thế này thì nó ẩn chứa nguy cơ tan vỡ.

4. Đặt quá nhiều mong đợi ở bạn đời

Hôn nhân là một bước ngoặt lớn nên nhiều người đặt vào đó cả niềm hi vọng và sự mong đợi lớn lao. Thế nhưng cuộc sống vợ chồng nhiều khi diễn ra không như ý muốn. Điều này khiến mỗi người cảm thấy có phần khó chấp nhận và dễ dàng sụp đổ lòng tin hơn bất kì ai khác.

5. Khác biệt văn hóa

Ban đầu, những khác biệt về lối sống hay hoàn cảnh gia đình, bạn bè, tôn giáo có thể sẽ hấp dẫn và đáng được chinh phục. Nhưng càng về sau, nếu cả hai không thích nghi được thì những điều này sẽ trở thành gánh nặng và ly hôn là điều không chóng thì chày cũng diễn ra.

6. Không hiểu được nhu cầu, mong muốn của nhau

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến hôn nhân đi vào bế tắc. Mỗi người đều có những mục đích, mong đợi khác nhau. Khi bạn cảm thấy khó khăn vì phải chung sống với một người không thể chia sẻ được thì cũng có nghĩa cuộc hôn nhân của bạn đang có dấu hiệu rạn nứt.

7. Sự thay đổi về lối sống quá đột ngột

Hôn nhân không đơn thuần là một lễ cưới. Đó là sự mở đầu một cuộc sống với lối sống hoàn toàn mới mẻ. 

Bạn phải học tập để hiểu được những nguyên tắc chung sống với bạn đời. Và thậm chí, nếu bạn không hi sinh bản thân để thích nghi thì sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái tiêu cực.

8. Niềm tin luôn là vấn đề

Bạn có thật sự tin tưởng bạn đời? Bạn có phải là người hay nghi ngờ và ghen tuông? Niềm tin chính là vấn đề quan trọng của mỗi cuộc hôn nhân. Nếu đánh mất điều này, chẳng điều gì là có thể tồn tại.

9. Ghen tuông 

Tính hay ghen thường chỉ dễ thương lúc mới yêu và ở một mức độ nhất định. Nếu không kiểm soát được, với tính cách này, bạn luôn là người gây chiến, từ đó tạo nên xung đột trong gia đình.

10. Không hòa hợp tính cách

Nhiều người quan niệm, tính cách càng khác biệt thì càng dễ bổ sung cho nhau. Song trong thực tế, nếu không tìm thấy điểm chung sau khoảng thời gian chung sống, cả hai bạn đều muốn ly hôn để tìm đến một nửa thích hợp hơn.

Giải mã nguyên nhân khiến các cuộc hôn nhân đổ vỡ  1
Nhận biết những dấu hiệu sớm dẫn đến cuộc hôn nhân đổ vỡ để bạn có cách "phòng tránh" (Ảnh minh họa).

Đối với những cuộc hôn nhân nhiều năm tuổi

1. Sự phản bội bất ngờ

Không ai đảm bảo trong suốt cuộc đời mình sẽ chỉ yêu một người. Rồi sẽ có lúc bạn tìm thấy một ai đó khiến mình rung động trở lại. Đó chính là lý do khiến bạn lừa dối bạn đời của mình.

2. Mâu thuẫn về tiền bạc

Tiền có thể khiến cuộc sống tốt hơn hoặc tệ hơn. Với gánh nặng ngày một lớn của cuộc sống, không chỉ là số lượng tiền mà cách tiêu tiền cũng trở thành vấn đề đe dọa cuộc hôn nhân của bạn.

3. Sự kiểm soát lẫn nhau

Sự hiện hữu đến mức nhàm chán của bạn đời khiến bạn cảm thấy mất tự do vì bị kiểm soát. Thực tế, khi chung sống lâu dài, bạn không thể nhận ra chính mình cũng đang làm điều đó.

4. Sự thay đổi vị trí

Bạn luôn muốn mình là số 1 trong mắt bạn đời. Nhưng thứ tự ưu tiên này sẽ thay đổi, hoặc công việc hoặc con cái. Tuy điều đó không có nghĩa là bạn bớt quan trọng, như không mấy ai muốn chấp nhận điều này.

5. Bạn đời không còn là mối quan tâm duy nhất

Có bao giờ bạn yêu thích những mối quan hệ bạn bè, công việc hơn hôn nhân? Bạn cần sự chia sẻ và lời khuyên từ họ hơn người bạn đời của mình? Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu sớm của các cuộc hôn nhân đổ vỡ.

6. Quan hệ vợ chồng “lệch pha”

Sự nhàm chán và không đồng điệu trong quan hệ tình dục là một nguyên nhân lớn làm giảm tuổi thọ hôn nhân. Một khi tình yêu đã trở nên “bình thường hóa” và tình dục có vấn đề thì tỷ lệ ly hôn sẽ càng cao.

7. Không tìm thấy cảm hứng ở nhau

Cảm hứng không chỉ nói về tình dục. Điều này xảy ra khi bạn xem bạn đời như một người bạn. Thậm chí bạn không thể nhận ra mình có hạnh phúc hay không?

8. Nhận ra hôn nhân không có ý nghĩa

Bạn sợ hãi nhìn về khoảng thời gian chung sống và giật mình vì nó chẳng có ý nghĩa gì với bạn. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy cần một sự lựa chọn mới thì ly hôn sẽ chỉ là vấn đề trong một sớm một chiều.

9. Những tật xấu khó bỏ

Chung sống càng lâu, bạn sẽ càng mất kiên nhẫn ở nhau. Do đó, bạn sẽ thấy khó chịu với những tật xấu không thể thay đổi ở bạn đời. Cho dù đó chỉ là một lỗi nhỏ cũng khiến bạn phiền lòng và tức giận.

10. Những người bạn “xấu”

Sẽ luôn có người ủng hộ và phản đối cuộc hôn nhân của bạn vì những lý do khác nhau. Với “phe tiêu cực”, họ sẽ tận dụng mọi cơ hội khiến bạn mất phương hướng và niềm tin vào bạn đời. Và kết quả là bạn yếu lòng, dao động trước một đối tượng khác.


Vừa hết Tết, chồng bắt ký đơn ly hôn
Giải mã nguyên nhân khiến các cuộc hôn nhân đổ vỡ  2