Những tưởng sinh con đủ nếp đủ tẻ sẽ khiến chị có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn. Nhưng oái oăm thay, vợ chồng chị Lan lại phải đau đầu đối mặt với chuyện phân chia con cho hai bên nội, ngoại.
Ông bà nội nhất quyết giành quyền chăm cháu nội. Bà nội lý lẽ: “Cháu bà nội, không dám tội bà ngoại. Cháu là cháu đằng nội, nhà nội hoàn toàn có quyền chăm cháu”.
Dẫu biết nhà nội có cái lý của họ, song chẳng lẽ cháu của riêng đằng nội, ông bà ngoại không có cháu chắt gì? Hơn nữa, quanh năm suốt tháng, ông bà nội thay nhau "nhốt" cháu ở trong nhà. Thậm chí, hai đứa bé vừa bước chân ra ngoài, ông bà cũng cuống cuồng lôi vào vì “sợ lây văn hóa xấu của lũ trẻ cùng xóm” khiến chị rất phiền lòng.
Đã nhiều lần chị Lan xin phép bố mẹ chồng đưa con về thăm nhà ngoại, nhưng ông bà nội đều không chấp thuận. Mẹ chồng chị Lan thỉnh thoảng nói nhỏ với chồng rằng: “Vất vả thì vẫn phải gắng chăm cháu thôi ông ạ! Để nó về nhà ngoại, nó quên hết ông bà nội ngay”.
Ông bà nội còn lôi chồng chị Lan vào công cuộc giữ con, giữ cháu ở nhà mình. Chính vì thế, không ít lần vợ chồng chị Lan đã to tiếng cãi vã cũng chỉ vì chuyện này.
Trong khi đó, mẹ đẻ chị Lan không ngừng trách móc con gái cả năm không thèm đưa con về thăm ông bà ngoại. Bà cho rằng: “Con gái đi lấy chồng như bát nước đổ đi. Đến mặt cháu ngoại cũng chẳng được nhìn”. Chị Lan ngậm đắng nuốt cay, chẳng dám kể thật sự tình bố chồng đã từng dọa dẫm: “Dám đưa con ra khỏi nhà thì cuốn xéo đi luôn”.
Còn bố đẻ chị Lan thì tức giận quy kết lỗi cho nhà thông gia: “Lúc con dâu mang bầu, sinh con thì giữ chặt túi chẳng bỏ ra lấy một đồng. Bây giờ có cháu rồi thì ôm lấy cháu để tính công”.
Thỉnh thoảng bố mẹ đẻ chị Lan nhớ cháu ngoại quá đành muối mặt tới nhà thông gia thăm cháu. Lời qua tiếng lại đòi giành quyền trông cháu. Nhiều lần, hai bên nội ngoại còn chẳng muốn nhìn mặt nhau.
Ông bà nội thì nhất quyết đòi chăm cháu trong khi ông bà ngoại không ngừng trách cứ chị cả năm không thèm đưa cháu về chơi (Ảnh minh họa).
Gia đình chị Huyền (Đông Anh, Hà Nội) cũng rơi vào tình cảnh bị ông bà nội kiểm soát cháu gắt gao. Theo chị Huyền thì ông bà nội không có lương hưu nên muốn giành quyền chăm cháu để nhận tiền chu cấp của các con cho hợp tình hợp lý.
Nhưng tệ nhất, hai ông bà thường xuyên sang nhà hàng xóm than vãn rằng già yếu, ốm mệt mà vẫn phải “hầu” cháu nội. Không một ngày nào đi làm về, vợ chồng chị không phải nghe bài ca kể khổ của ông bà nội.
Trong khi đó, bố mẹ chị Huyền đều mới nghỉ hưu, nhàn rỗi và có điều kiện kinh tế. Ông bà ngoại cũng đã nhiều lần trực tiếp đề nghị được san sẻ công việc chăm cháu với nhà nội.
Phải đến năm lần bảy lượt đưa hết điều kiện này, lý do khác, ông bà ngoại mới đón được cháu về chăm. Có điều kiện lại rảnh rỗi thời gian nên cả hai ông bà đều cưng cháu ngoại nhất mực, chăm chút đến từng miếng ăn, giấc ngủ của cháu.
Ông bà nội nhất quyết giành quyền chăm cháu nội. Bà nội lý lẽ: “Cháu bà nội, không dám tội bà ngoại. Cháu là cháu đằng nội, nhà nội hoàn toàn có quyền chăm cháu”.
Dẫu biết nhà nội có cái lý của họ, song chẳng lẽ cháu của riêng đằng nội, ông bà ngoại không có cháu chắt gì? Hơn nữa, quanh năm suốt tháng, ông bà nội thay nhau "nhốt" cháu ở trong nhà. Thậm chí, hai đứa bé vừa bước chân ra ngoài, ông bà cũng cuống cuồng lôi vào vì “sợ lây văn hóa xấu của lũ trẻ cùng xóm” khiến chị rất phiền lòng.
Đã nhiều lần chị Lan xin phép bố mẹ chồng đưa con về thăm nhà ngoại, nhưng ông bà nội đều không chấp thuận. Mẹ chồng chị Lan thỉnh thoảng nói nhỏ với chồng rằng: “Vất vả thì vẫn phải gắng chăm cháu thôi ông ạ! Để nó về nhà ngoại, nó quên hết ông bà nội ngay”.
Ông bà nội còn lôi chồng chị Lan vào công cuộc giữ con, giữ cháu ở nhà mình. Chính vì thế, không ít lần vợ chồng chị Lan đã to tiếng cãi vã cũng chỉ vì chuyện này.
Trong khi đó, mẹ đẻ chị Lan không ngừng trách móc con gái cả năm không thèm đưa con về thăm ông bà ngoại. Bà cho rằng: “Con gái đi lấy chồng như bát nước đổ đi. Đến mặt cháu ngoại cũng chẳng được nhìn”. Chị Lan ngậm đắng nuốt cay, chẳng dám kể thật sự tình bố chồng đã từng dọa dẫm: “Dám đưa con ra khỏi nhà thì cuốn xéo đi luôn”.
Còn bố đẻ chị Lan thì tức giận quy kết lỗi cho nhà thông gia: “Lúc con dâu mang bầu, sinh con thì giữ chặt túi chẳng bỏ ra lấy một đồng. Bây giờ có cháu rồi thì ôm lấy cháu để tính công”.
Thỉnh thoảng bố mẹ đẻ chị Lan nhớ cháu ngoại quá đành muối mặt tới nhà thông gia thăm cháu. Lời qua tiếng lại đòi giành quyền trông cháu. Nhiều lần, hai bên nội ngoại còn chẳng muốn nhìn mặt nhau.
Ông bà nội thì nhất quyết đòi chăm cháu trong khi ông bà ngoại không ngừng trách cứ chị cả năm không thèm đưa cháu về chơi (Ảnh minh họa).
Gia đình chị Huyền (Đông Anh, Hà Nội) cũng rơi vào tình cảnh bị ông bà nội kiểm soát cháu gắt gao. Theo chị Huyền thì ông bà nội không có lương hưu nên muốn giành quyền chăm cháu để nhận tiền chu cấp của các con cho hợp tình hợp lý.
Nhưng tệ nhất, hai ông bà thường xuyên sang nhà hàng xóm than vãn rằng già yếu, ốm mệt mà vẫn phải “hầu” cháu nội. Không một ngày nào đi làm về, vợ chồng chị không phải nghe bài ca kể khổ của ông bà nội.
Trong khi đó, bố mẹ chị Huyền đều mới nghỉ hưu, nhàn rỗi và có điều kiện kinh tế. Ông bà ngoại cũng đã nhiều lần trực tiếp đề nghị được san sẻ công việc chăm cháu với nhà nội.
Phải đến năm lần bảy lượt đưa hết điều kiện này, lý do khác, ông bà ngoại mới đón được cháu về chăm. Có điều kiện lại rảnh rỗi thời gian nên cả hai ông bà đều cưng cháu ngoại nhất mực, chăm chút đến từng miếng ăn, giấc ngủ của cháu.
Bên cạnh đó, do lo sợ ông bà nội sẽ đòi lại quyền nuôi cháu nên thỉnh thoảng bố mẹ đẻ chị Huyền còn cho chị tiền, mua quà về biếu bố mẹ chồng với mục đích sẽ làm yên lòng ông bà thông gia.
Đồng thời, ông bà ngoại nhất quyết không cho cháu về thăm đằng nội vì sợ mỗi lần về, cháu sẽ bám lấy ông bà nội mà không chịu về nhà mình nữa. Mẹ chị Huyền còn tuyên bố thẳng: “Ông bà ấy mà nhớ cháu nội thì đạp xe sang đây mà thăm”.
Bố mẹ chồng chị Huyền lỡ giao cháu nội cho nhà thông gia rồi nên “há miệng mắc quai”. Những lúc nhớ cháu nội, bố mẹ chồng chị Huyền chỉ còn cách kiếm cớ trách cứ vợ chồng chị không biết đường ăn ở, để con "bám chặt" lấy đằng ngoại, không còn biết mặt mũi nhà nội là gì.
Chị Huyền tâm sự: “Hai bên nội, ngoại thương cháu thì đều quý cả. Song vợ chồng mình đứng giữa khó xử vô cùng. Con mình liên tục bị ông bà lấy cớ đưa ra để dèm pha thông gia. Cháu còn quá nhỏ, làm sao nó hiểu được điều gì to tát mà phải hứng đạn trong cuộc chiến của người lớn, thật tội nghiệp!”.
Đồng thời, ông bà ngoại nhất quyết không cho cháu về thăm đằng nội vì sợ mỗi lần về, cháu sẽ bám lấy ông bà nội mà không chịu về nhà mình nữa. Mẹ chị Huyền còn tuyên bố thẳng: “Ông bà ấy mà nhớ cháu nội thì đạp xe sang đây mà thăm”.
Bố mẹ chồng chị Huyền lỡ giao cháu nội cho nhà thông gia rồi nên “há miệng mắc quai”. Những lúc nhớ cháu nội, bố mẹ chồng chị Huyền chỉ còn cách kiếm cớ trách cứ vợ chồng chị không biết đường ăn ở, để con "bám chặt" lấy đằng ngoại, không còn biết mặt mũi nhà nội là gì.
Chị Huyền tâm sự: “Hai bên nội, ngoại thương cháu thì đều quý cả. Song vợ chồng mình đứng giữa khó xử vô cùng. Con mình liên tục bị ông bà lấy cớ đưa ra để dèm pha thông gia. Cháu còn quá nhỏ, làm sao nó hiểu được điều gì to tát mà phải hứng đạn trong cuộc chiến của người lớn, thật tội nghiệp!”.
Ghét con dâu nên không thèm chăm cháu hoặc thiên vị chăm cháu ngoại hơn hẳn cháu nội. Đó là chân dung những bà mẹ chồng "nhất bên trọng, nhất bên khinh".