Xu hướng thực dưỡng lên ngôi, nhiều bệnh nhân ung thư cũng bỏ cả chữa bệnh để chạy theo

Vài năm trở lại đây, xu hướng thực dưỡng bỗng nhiên làm mưa làm gió trên mạng xã hội. Nhiều người quyết thay đổi lối sống ăn uống cân bằng như trước, chuyển sang chỉ ăn cơm gạo lứt với rau củ quả, ngũ cốc với hi vọng khỏi nhiều loại bệnh tật, trong đó có cả ung thư.

Theo Wikipedia, thực dưỡng có tên đầy đủ là thực dưỡng Ohsawa, là một hệ thống triết lý và thực hành để nhằm diễn giải bằng ngôn từ hiện đại Nguyên lý Vô Song của nền triết học Đông Phương - cụ thể là triết lý âm dương trong triết học Trung Hoa.

Chuyên gia khẳng định: Những ai tin rằng ăn kiểu này chữa được bệnh ung thư sẽ phải hối hận! - Ảnh 1.

Thực dưỡng có tên đầy đủ là thực dưỡng Ohsawa, là một hệ thống triết lý và thực hành để nhằm diễn giải bằng ngôn từ hiện đại Nguyên lý Vô Song của nền triết học Đông Phương.

Theo đó, nguyên lý này chính là nguồn gốc của mọi nền khoa học, triết học và các tôn giáo Viễn đông, và việc áp dụng nó sẽ giúp giải quyết tất cả các vấn đề cụ thể của đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh. Đôi khi nó được gọi một cách không chính thức là Phương pháp trường sinh và đạo thiền, bắt nguồn từ tác phẩm cùng tên của giáo sư người Nhật Bản Georges Ohsawa (1893-1966), người khơi nguồn và phổ biến cho phương pháp này.

Điểm hội tụ của triết lý và thực hành nằm chính yếu ở thực phẩm và sự ăn uống. Theo Ohsawa, nếu chúng ta được nuôi dưỡng bằng thực phẩm phù hợp, dựa trên nền tảng quy luật của vũ trụ, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động điều hòa, không những sức khỏe được phục hồi và khang kiện trở lại, mà còn khiến cho trí phán đoán của con người trở nên sáng suốt và có khả năng nhận thức được chân lý, có nghĩa là, thể tính trật tự của vũ trụ và nhân sinh.

Chuyên gia khẳng định: Những ai tin rằng ăn kiểu này chữa được bệnh ung thư sẽ phải hối hận! - Ảnh 2.

Điểm hội tụ của triết lý và thực hành nằm chính yếu ở thực phẩm và sự ăn uống.

Phương pháp Ohsawa bắt đầu xuất hiện và phổ biến tại Việt Nam từ trước năm 1975 tại miền Nam, với tên gọi phổ biến là Gạo lứt muối mè (xuất phát từ việc sử dụng gạo lứt làm nền tảng của phương pháp này). Tên gọi này vẫn còn được nhiều người sử dụng cho đến ngày nay.

Điểu đáng nói là nhiều bệnh nhân ung thư không tuân thủ theo phác đồ điều trị, nhiều người đang điều trị còn bỏ dở giữa chừng để áp dụng chế độ thực dưỡng Ohsawa. Vậy chế độ thực dưỡng có thực sự hiệu quả và bệnh nhân ung thư chỉ cần áp dụng chế độ ăn này là sẽ đẩy lùi cũng như tiêu diệt được bệnh ung thư hay không?

Nhiều người đang hiểu lầm về chế độ thực dưỡng Ohsawa có thể chữa được bệnh ung thư

Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn (Giám đốc Bệnh viện K), phương pháp thực dưỡng Ohsawa về cơ bản là một hình thức ăn chay. Chế độ ăn này không có thịt nên sẽ ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc hơn những người ăn bình thường.

Chuyên gia khẳng định: Những ai tin rằng ăn kiểu này chữa được bệnh ung thư sẽ phải hối hận! - Ảnh 3.

Phương pháp thực dưỡng Ohsawa về cơ bản là một hình thức ăn chay.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh, khi chế độ ăn đảm bảo đầy đủ năng lượng thì thực sự rất tốt vì ăn nhiều rau quả, trái cây tươi sẽ cung cấp nhiều chất chống oxy hóa để phòng chống nhiều loại ung thư, trong đó đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta nghiễm nhiên nghĩ đây là chế độ ăn dành cho người bệnh ung thư. "Nên nhớ chế độ ăn chưa bao giờ được thiết kế nghiên cứu như một phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh ung thư. Việc lựa chọn chế độ ăn và coi đó là phương pháp điều trị ung thư là sai lầm và không mang lại hiệu quả", ông Thuấn nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia), gạo lứt thực chất là một loại gạo chỉ xát vỏ trấu bên ngoài, vẫn để nguyên lớp vỏ cám bên trong nên vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác như các loại vitamin, canxi, sắt, kẽm và đạm.

Chuyên gia khẳng định: Những ai tin rằng ăn kiểu này chữa được bệnh ung thư sẽ phải hối hận! - Ảnh 4.

Gạo lứt thực chất là một loại gạo chỉ xát vỏ trấu bên ngoài, vẫn để nguyên lớp vỏ cám bên trong nên vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác.

"Phương pháp thực dưỡng này hiện nay được rất nhiều người tìm đến nhưng tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ công trình khoa học nào trên thế giới khẳng định ăn gạo lứt muối mè có khả năng phòng chống ung thư. Do đó không nên sử dụng phương pháp này như một cách để chữa bệnh ung thư", PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nói.

Chung nhận định này, ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cho biết thêm, gạo lứt có những thành phần bổ ích nên có tác dụng phòng bệnh tốt nhưng nếu phó thác hoan toàn cho gạo lứt, sử dụng với mục đích chữa bệnh thì quá đỗi mạo hiểm. Vị chuyên gia này cũng khẳng định, gạo lứt không hề có tác dụng như mọi người vẫn đồn thổi.

Gạo lứt cũng chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, vẫn rất cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác như các nhóm thức ăn giàu protit, lipit, rau củ quả khác để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngay cả với những người khỏe mạnh bình thường, chứ chưa nói tới bệnh nhân ung thư, lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không có thêm dinh dưỡng khác lâu ngày có thể gây nguy hại, làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.

Chuyên gia khẳng định: Những ai tin rằng ăn kiểu này chữa được bệnh ung thư sẽ phải hối hận! - Ảnh 5.

Bệnh nhân ung thư vẫn phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ vạch ra.

Do đó, giới chuyên gia cảnh báo, với chế độ ăn này, bệnh nhân ung thư không nên liều lĩnh chạy theo mà bỏ hoàn toàn phác đồ điều trị, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn theo phương pháp này. Đối với người khỏe mạnh bình thường cũng không nên lạm dụng. Trong chế độ thực dưỡng này, chúng ta chỉ nên ăn 2-3 lần/ tuần, khi ăn cần nhai kỹ rồi mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu. Những đối tượng trẻ em, người cao tuổi, người có thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai… cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn thường xuyên vì sẽ bị thiếu chất.