Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng của sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, nói chuyện và nụ cười. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Thế nhưng, đôi khi, sức khỏe răng miệng lại chưa được quan tâm đúng cách. Nhiều người đơn giản nghĩ rằng, chỉ cần đánh răng sạch là đủ, răng đau thì đi khám, răng hỏng thì nhổ bỏ và răng sữa không quan trọng...
Thực tế, chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt là điều quan trọng đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Răng miệng khỏe mạnh cũng là yếu tố góp phần đem lại sức khỏe tổng thể tốt.
Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng, tổ chức y tế và các phương tiện truyền thông. Chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng cần được triển khai thường xuyên, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh (nha học đường) để giúp các em hình thành thói quen vệ sinh răng miệng tốt ngay từ nhỏ.
Với chuyên gia phục hình răng thẩm mỹ Vũ Đề, người được mệnh danh là "phù thủy nụ cười" với 100.000 giờ chăm sóc răng miệng thì "một nụ cười đẹp không chỉ dừng lại ở góc độ thẩm mỹ, mà còn là cảm giác của sự sạch khỏe". Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức tự chăm sóc sức khỏe răng miệng. Muốn vậy, hiểu đúng về sức khỏe răng miệng để có ứng xử phù hợp cho một hàm răng sạch khỏe là điều rất cần thiết.
Chuyên gia Vũ Đề, người được mệnh danh là "phù thủy nụ cười" với 100.000 giờ chăm sóc răng miệng
Chuyên gia phục hình răng thẩm mỹ Vũ Đề nhấn mạnh với phụ nữ và trẻ em càng cần chú ý những điều này trong chăm sóc răng miệng.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ dinh dưỡng để không ảnh hưởng sức khỏe răng miệng về sau
Chuyên gia Vũ Đề cho biết, trong nha khoa, có 2 lý do chính khiến răng ê buốt. Thứ nhất là do cao răng và vi khuẩn khu trú. Khi vi khuẩn chuyển hóa thành axit sẽ tự làm mòn men răng, gây ê buốt. Thứ hai là do tác động mài mòn, nghiến răng không đúng cách. Từ đó làm mất đi lớp men răng, dẫn đến ê buốt.
Nhưng với phụ nữ sau sinh còn có tình huống thứ ba. Đó là mất đi canxi để nuôi dưỡng thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, thai nhi thường lấy dưỡng chất từ mẹ, bao gồm cả máu, canxi và tế bào. Điều này khiến phụ nữ sau sinh trải qua nhiều biến đổi đáng kể, chẳng hạn như răng bị ê buốt, lỏng lẻo về liên kết.
Chính vì vậy, người phụ nữ khi mang thai cần chú ý học và hiểu về dinh dưỡng. Cung cấp đúng dinh dưỡng trong thời gian mang thai sẽ hỗ trợ cho thai nhi thay vì lấy từ tế bào của người mẹ.
Với trẻ nhỏ, phòng bệnh răng miệng và làm công tác tâm lý rất quan trọng
Sức khỏe răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ em, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý của trẻ. Việc chăm sóc răng miệng tốt, phòng bệnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có được một hàm răng khỏe mạnh, nụ cười rạng rỡ và tự tin trong giao tiếp. Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ phức tạp hơn cho người lớn, đó cũng chính là lý do tại sao cần có sự phối hợp giữa cha mẹ và nha sĩ.
Để phòng bệnh răng miệng cho con, chuyên gia Vũ Đề đưa ra 4 vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, nên nhìn vào tính di truyền: Bố mẹ có bị răng hô, răng kẽ, móm... hay không đều có thể di truyền lại sang con. Có thể dự tính được tình trạng răng miệng của con từ lúc răng còn chưa mọc hết nhờ vào việc quan sát tình trạng răng của bố mẹ. Chính vì vậy, khi khám răng cho con, bố mẹ cần đến gặp bác sĩ để có phương hướng điều trị phù hợp.
Thứ hai, cần nắm được các thói quen của con: Bác sĩ nha khoa cần nắm được những thói quen xấu của trẻ như chống cằm, mút tay, đẩy lưỡi... Có như vậy bác sĩ mới kịp thời nhắc nhở trẻ. Đôi khi, bố mẹ nói con không "tiếp thu" nhưng khi bác sĩ "răn đe", có thể các con sẽ tuân thủ ngay lập tức.
Thứ ba, hạn chế chụp phim răng với trẻ nhỏ: Hầu hết phụ huynh không thích cho con chụp phim bởi sợ ảnh hưởng của các tia. Đồng quan điểm như vậy, chuyên gia Vũ Đề có một "quy tắc" là trừ khi xác định 100% phải chỉnh nha, điều trị thì mới chụp phim răng cho trẻ nhỏ, còn nếu khám tổng quát thì hạn chế. Đây là sự khác biệt trong chăm sóc răng miệng giữa trẻ nhỏ và người lớn.
Thứ tư, công tác tâm lý khi điều trị răng sữa cho trẻ rất quan trọng: Trong khám lâm sàng, có một điều cần lưu ý khi nhổ răng sữa cho trẻ. Theo chuyên gia Vũ Đề, nếu phải ép chân giữ tay để nhổ răng cho con thì là thất bại. Thay vào đó, cần nắm được tâm lý của trẻ để biết cách xử lý.
Lần đầu tiên nhổ răng sữa của trẻ cũng chính là bước mở đầu cho cuộc hành trình chăm sóc răng về sau này. Nhiều người nghĩ rằng, khi nhổ răng sữa chỉ đau nhói một lần là xong, sau đó trẻ sẽ quên đi. Nhưng không phải thế, nếu lần đầu nhổ răng quá đau, trẻ sẽ có ác cảm trong những lần nhổ hay làm răng về sau, sẽ khó hợp tác với trẻ trong những lần sau.
Chuyên gia phục hình răng thẩm mỹ Vũ Đề gợi ý 3 bước giúp con không còn sợ việc nhổ răng như sau: Bước một chỉ cho con tiếp cận biết đến phòng nha, nói chuyện với bác sĩ mà không làm gì để tạo thiện cảm với trẻ. Nó giống như là chữa bệnh về tâm lý hay chinh phục tâm lý. Bước hai là làm động tác giả, tức là cho trẻ lên ghế như là làm răng bình thường nhưng thực tế không làm gì hết. Chỉ động chạm nhẹ nhàng, ví dụ như đặt chiếc bông như thể đã nhổ răng để trẻ nghĩ rằng "nhổ răng mà nhẹ nhàng như vậy". Điều này cũng giúp trẻ an tâm về tâm lý. Đến bước thứ ba mới làm thật. Lúc này trẻ yên tâm là làm răng không đau nên sẽ hợp tác và mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn.
Với các bác sĩ nha khoa, làm được điều này là thành công bởi đã tạo được lòng tin ở trẻ.
Ngăn ngừa sâu răng là bước tiếp theo cha mẹ cần làm được cho trẻ
Nguồn gốc của mọi bệnh chủ yếu là từ vi khuẩn. Vi khuẩn tấn công vào mô cứng gây sâu răng, vào mô mềm thì gây viêm lợi.
Ngăn ngừa vi khuẩn bằng cách nào? Chuyên gia Vũ Đề cho biết, cách đơn giản nhất là nên dùng nước muối. Cách sử dụng nước muối đúng là ngậm 1-2 phút, từ khi thấy nước muối mặn đến khi không thấy mặn nữa thì nhổ đi là được.
Còn trong trường hợp bị vi khuẩn tấn công mô mềm thì cha mẹ có thể dùng 1 loại gel ngừa sâu răng để bôi. Loại gel này có tính chất quánh, dính trên bề mặt răng. Các ion phân tử là hạt canxi dạng nano trong gel sẽ chui vào trám hết những ống ngà và men răng. Khi đó, canxi nhân tạo (trong gel) kị với vi khuẩn, nói cách khác vi khuẩn không tấn công được canxi nhân tạo, từ đó sẽ xây được một lớp màng bảo vệ để ngăn ngừa sâu răng rất tốt cho trẻ con.
Khi viêm lợi hay hố sâu răng lớn sẽ dẫn đến tình trạng hôi miệng. Ngậm nước muối và gel đã xử lý được 70-80% vấn đề này, sau đó, cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được xử lý tiếp.
Hãy là người chủ động trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng để có được một nền tảng sức khỏe tốt và một tương lai tươi sáng.
Workshop "Lễ tốt nghiệp cho bạn Răng sữa" dành cho mẹ và bé
Buổi workshop được afamily.vn và phòng khám nha khoa Dentisan Lab tổ chức với sự tham gia của hai chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nha khoa:
* Chuyên gia Vũ Đề: 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu và cải tiến công nghệ ngành nha.
* Bác sĩ Ngô Xuân Hưng: Một trong những người đầu tiên thực hành Veneer - sứ thẩm mỹ tại Việt Nam.
Tại workshop, mẹ và bé sẽ được hai bác sĩ chia sẻ rất nhiều thông tin thú vị cũng như tham gia các trải nghiệm hay ho. Từ đó, giúp bé xua tan nỗi sợ đến phòng nha và thêm hứng thú với việc chăm sóc răng cho chính mình.
Sự kiện được diễn ra vào: 14.00 giờ ngày 9/6/2024 tại Dentisan Lab: 09 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội.
Đăng ký tham gia tại đây