Lão hóa là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi đối với tất cả mỗi người. Quá trình này mang tính hệ thống xảy ra ở hầu hết tất cả các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên mỗi cơ quan khác nhau sẽ có những giai đoạn bắt đầu lão hóa khác nhau. Bằng nghiên cứu khoa học, các chuyên gia trên thế giới đã tìm ra được mốc lão hóa của từng cơ quan dưới đây như sau:

1. Bộ não: Sau 20 tuổi

Tiến sĩ Wojtek Rakowicz, nhà tư vấn thần kinh tại Đại học Imperial College Healthcare NHS Trust tại London (Anh) cho biết, khi già đi, các tế bào thần kinh trong não cũng giảm dần và bộ não bắt đầu lão hóa sau mốc 20 tuổi. Ông giải thích rằng, mặc dù các tế bào thần kinh rất quan trọng, nhưng sự suy giảm các khoảng trống giữa các tế bào não mới là tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến bộ não.

Những khoảng trống nhỏ giữa phần cuối của một tế bào thần kinh não với một tế bào khác được gọi là khớp thần kinh. Chúng đảm bảo luồng thông tin từ vùng não này sang vùng não khác và khi tuổi tác ngày càng cao thì các khớp thần kinh tạo ra ngày càng ít hơn.

Các chuyên gia chỉ ra khoảng thời gian lão hóa đối với từng bộ phận trên cơ thể mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua - Ảnh 1.

2. Ruột: Sau 55 tuổi

Giáo sư Tom MacDonald tại trường Đại học Y Barts And The London cho biết, sau 55 tuổi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, đặc biệt ở ruột già sẽ giảm đi đáng kể. Điều đó dẫn đến sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và các vi khuẩn có hại, kết quả là sau độ tuổi này con người thường tiêu hóa kém và dễ mắc các bệnh đường ruột hơn.

3. Ngực: 30 tuổi

Đến giữa tuổi 30, các mô mỡ trên ngực của phụ nữ bắt đầu mất dần, bầu ngực giảm kích thước và độ đầy đặn. Hiện tượng chảy xệ bắt đầu sau 40 tuổi và quầng vú có thể co lại đáng kể. Gareth Evans - chuyên gia về ung thư vú tại Bệnh viện St Mary, Manchester (Anh) cho biết, sau độ tuổi này, nhiều khả năng các tế bào của chúng ta bị hư hại theo tuổi tác làm cho các gen kiểm soát sự phát triển của tế bào có thể đột biến, gây ra ung thư.

Các chuyên gia chỉ ra khoảng thời gian lão hóa đối với từng bộ phận trên cơ thể mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Đến giữa tuổi 30, các mô mỡ trên ngực của phụ nữ bắt đầu mất dần, bầu ngực giảm kích thước và độ đầy đặn.

4. Bàng quang: 65 tuổi

Bàng quang có thể mất kiểm soát khi con người chạm ngưỡng 65 tuổi. Ở giai đoạn này, bàng quang bắt đầu co thắt đột ngột ngay cả khi nó chưa đầy. Phụ nữ thường dễ gặp các vấn đề này hơn sau khi mãn kinh. Bởi khi đó lượng estrogen suy giảm làm cho các mô trong niệu đạo mỏng và yếu hơn, giảm khả năng nâng đỡ của bàng quang, điều này gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên hơn.

Các chuyên gia chỉ ra khoảng thời gian lão hóa đối với từng bộ phận trên cơ thể mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua - Ảnh 3.

Phụ nữ thường dễ gặp các vấn đề này hơn sau khi mãn kinh.

5. Mắt: 40 tuổi

Theo Andrew Lotery - Giáo sư nhãn khoa tại Đại học Southampton (Anh), khi tuổi tác tăng, các cơ mắt trở nên yếu hơn dẫn đến khả năng tập trung của mắt kém đi. Theo ông, độ tuổi lão hóa dành cho mắt được xác định là 40 tuổi. Sau độ tuổi này, có rất nhiều người phải đeo kính viễn thị do thị lực suy giảm ảnh hưởng đến khả năng nhìn các vật ở gần.

Các chuyên gia chỉ ra khoảng thời gian lão hóa đối với từng bộ phận trên cơ thể mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua - Ảnh 4.

Độ tuổi lão hóa dành cho mắt được xác định là 40 tuổi.

6. Tim: Sau 40 tuổi

Hoạt động đưa máu đi khắp cơ thể của tim sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi chúng ta già đi. Điều này làm cho các mạch máu trở nên kém đàn hồi hơn, các động mạch có thể bị tắc nghẽn do nhiều chất béo tích tụ trên động mạch vành với những người có thói quen ăn quá nhiều chất béo bão hòa.

Độ tuổi bắt đầu lão hóa của tim được xác định là 40 tuổi. Đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ bị đau tim cao hơn. Một nghiên cứu gần đây của Công ty dược Lloyds Pharmacy tại Anh cho thấy những người béo phì và lười vận động thì mốc tuổi này có thể sẽ rút ngắn hơn.

7. Gan: Sau 70 tuổi

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có "độ tuổi" lão hóa cao nhất - 70 tuổi. David Lloyd, bác sĩ tư vấn phẫu thuật gan tại Bệnh viện Hoàng gia Leicester giải thích, sở dĩ gan có thời gian lão hóa chậm như vậy là bởi các tế bào của nó có khả năng tái tạo phi thường. Đặc biệt, nếu một người bị cắt bỏ một lá gan thì phần còn lại sau khi cắt bỏ có thể phát triển thành kích thước của một lá gan hoàn chỉnh trong vòng 3 tháng.

8. Tuyến tiền liệt: Sau 50 tuổi

Giáo sư Roger Kirby, Giám đốc Trung tâm tuyến tiền liệt ở London cho biết tuyến tiền liệt thường bị phì đại theo tuổi tác, dẫn đến một số vấn đề như mất kiểm soát hoặc tăng nhu cầu đi tiểu.

Các chuyên gia chỉ ra khoảng thời gian lão hóa đối với từng bộ phận trên cơ thể mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua - Ảnh 5.

Đây được gọi là hiện tượng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (hay u xơ tuyến tiền liệt) và nó ảnh hưởng đến một nửa số nam giới trên 50 tuổi.

Đây được gọi là hiện tượng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (hay u xơ tuyến tiền liệt) và nó ảnh hưởng đến một nửa số nam giới trên 50 tuổi, nhưng hiếm khi gặp ở những người dưới 40 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh thường gia tăng theo độ tuổi. Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, có trên 50% nam giới ở độ tuổi từ 60 - 70 tuổi bị u xơ tiền liệt tuyến, tỷ lệ này lên đến 88% ở những người 80 tuổi.

9. Làn da: Sau 20 tuổi

Theo Tiến sĩ Andrew Wright, chuyên gia tư vấn da liễu của Bradford NHS Trust, làn da bắt đầu lão hóa sau 20 tuổi. Khi chúng ta già đi quá trình sản xuất collagen - loại protein đóng vai trò như giàn giáo cho da sẽ chậm lại, quá trình hình thành elastin giúp da phục hồi trở lại cũng sẽ ít hơn. Điều này làm xuất hiện các nếp nhăn nhỏ và làm làn da mỏng dần đi.

Các chuyên gia chỉ ra khoảng thời gian lão hóa đối với từng bộ phận trên cơ thể mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua - Ảnh 6.

Da bắt đầu lão hóa sau 20 tuổi.

10. Xương: Sau 35 tuổi

Xương bắt đầu lão hóa khi con người bước vào tuổi 35. Robert Moots, Giáo sư về bệnh thấp khớp tại Bệnh viện Đại học Aintree ở Liverpool giải thích, quá trình hình thành xương được tuân theo quy luật luân chuyển. Đó là xương già sẽ bị phá vỡ bởi các tế bào gọi là hủy cốt bào và được thay thế bằng các tế bào tái tạo xương gọi là nguyên bào xương. Quá trình này sẽ suy giảm và chậm hơn khi tuổi tác ngày càng tăng.

Bởi thế nên sự phát triển xương ở trẻ em diễn ra nhanh chóng, có thể chỉ mất 2 năm để tự đổi mới hoàn toàn, nhưng ở người lớn thì quá trình này có thể diễn ra trong hơn 10 năm. Sau 35 tuổi, mật độ và khối lượng xương bắt đầu mất đi như một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Điều này sẽ xảy ra nhanh hơn ở những phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh dẫn đến tình trạng loãng xương.

Theo Dailymail, Health Harvard, Healthline