Đang hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện tiệc cưới, anh Long Vũ sẽ có những chia sẻ thực tế từ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình lên kế hoạch, tới thực hiện giúp các cặp đôi chuẩn bị đám cưới chu đáo và ổn thỏa nhất.

"Đây là thực tế các bước chuẩn bị ban đầu của đám cưới mình đã thực hiện, diễn ra êm đẹp và thành công cách đây 2 tháng. Chúng mình lên 1 bảng kế hoạch để mọi người trong nhà có thể theo dõi tiến độ, rồi từng bước làm theo. Khi có chỗ nào vướng mắc thì có thể ghi ra rồi cùng nhau giải quyết", anh Long Vũ chia sẻ.

Nếu bạn đang chuẩn bị tổ chức đám cưới, vẫn còn chưa biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo nhanh các thông tin hữu ích được anh Long Vũ gợi ý dưới đây.

Nghe người trong nghề "vẽ đường" từng bước chuẩn bị cho đám cưới, cặp đôi dù lần đầu tổ chức cũng không sợ sai sót - Ảnh 2.

Anh Long Vũ.

Chuyên gia trong nghề "xắn tay vẽ đường" cho đám cưới của bạn, từng bước cụ thể giúp lần đầu tổ chức cũng không sợ sai sót - Ảnh 3.

Wedding checklist được anh Long Vũ gợi ý cho các cặp đôi tham khảo.

Ngoài ra với những hạng mục quan trọng, các cặp đôi cũng cần lưu ý:

1. Chọn ngày cưới

Với đám cưới này, ngày tổ chức đám hỏi, ngày rước dâu đều do bên nhà gái coi ngày. Từ ngày quyết định tới ngày tổ chức khoảng 6-8 tháng cũng là khá nhiều để mọi người chuẩn bị và lên kế hoạch cụ thể.

Chọn địa điểm tổ chức đám cưới

Phương án đãi nhà hàng và chọn đãi tiệc tối thì cần đặt sảnh càng sớm càng tốt vì theo kinh nghiệm của anh Long Vũ, vào các ngày cao điểm cưới (1 tháng có khoảng 3-4 ngày cao điểm) thì mọi nhà hàng đều hết sảnh.

Chính vì thế, cô dâu và chú rể chọn nhà hàng và xem xét kỹ các điều khoản về dời lịch, về hoãn hủy hoặc sang nhượng cọc… Lúc trao đổi có thể ghi âm hoặc làm 1 biên bản để đảm bảo sau này có vấn đề gì thay đổi ngày, ưu đãi trang trí hoặc phụ thu gì đều sẽ dễ xử lý hơn.

Tổ chức tại khuôn viên nhà

Riêng đám cưới này của anh Long Vũ tổ chức, vì không muốn phụ thuộc vào bất cứ 1 đơn vị cưới hay nhà hàng nào nên cặp đôi đã chọn tổ chức tại khuôn viên nhà nơi có thể chủ động mọi thứ từ bãi đậu xe rộng rãi cho khách, chọn lựa món ăn, vị trí sân khấu, chọn người nấu, thuê âm thanh, ánh sáng, sân khấu, trang trí sảnh, bàn gallery, dành 1 khoảng sân rộng để đậu dàn xe hoa,...

Việc chuẩn bị khuôn viên đãi tiệc được gia đình chuẩn bị trước khoảng 2 tháng từ chăm chút cây cỏ, làm hệ thống rạp kéo để tránh thời tiết mưa dông, làm lưới quanh ao để đề phòng và trồng thêm hoa.

Việc tổ chức ở nhà chi phí sẽ phát sinh nhiều hơn so với thuê nhà hàng nên tùy sở thích và tài chính của cặp đôi có thể lựa chọn cho phù hợp.

Nghe người trong nghề "vẽ đường" từng bước chuẩn bị cho đám cưới, cặp đôi dù lần đầu tổ chức cũng không sợ sai sót - Ảnh 3.

Tìm nhà thờ để tổ chức

Với địa điểm này, cặp đôi có thể tổ chức nhà thờ bên nam hoặc nhà thờ bên nữ, hay nhà thờ thứ ba nào đó tùy theo việc có xin phép được tổ chức hay không. Điều kiện là hai bên nam và nữ đã đầy đủ giấy tờ cần thiết theo yêu cầu.

Phương án với hình thức tổ chức này là bạn có thể tổ chức cùng ngày với việc đãi tiệc luôn, sẽ đỡ được công di chuyển, tiết kiệm được nhiều khoản từ make-up, chụp hình, xe cộ, ăn uống… Phương án gộp này anh Long Vũ suy nghĩ các cặp đôi nên lưu ý, nếu được nên gộp, sẽ tiết kiệm được rất nhiều.

2. Nên mua hay thuê đồ cưới?

Theo anh Long Vũ, việc thuê váy cưới giúp cô dâu tiết kiệm được một khoản chi phí nhưng nhiều tình huống eo le xảy ra như thuê bị dơ, bị đổ rượu, bị rách…rồi sau đó nảy sinh bất đồng và phải bồi thường này nọ nên cặp đôi có thể suy nghĩ tới phương án tự mua váy cưới luôn để không bị phụ thuộc vào studio hay thời gian thuê gì cả.

"Cặp đôi nên mua váy cưới trước 3 tuần, cô dâu check trước trên mạng rồi đến tận nơi thử và quyết định có nên mua hay không. Vest chú rể nên may riêng 1 bộ đen cho vừa vặn với người. Phụ kiện cưới cho cô dâu sẽ bao gồm: voan, lúp, vương miện,... có thể mua trên mạng giá rẻ. Nên dự trù dành 1 khoản kinh phí cho: váy vóc, vest, giày cô dâu, phụ kiện… rồi chi tiêu trong khoản đó là ổn. Kinh nghiệm là có thể chênh lên hoặc xuống từ 10 % là được.

3. Nếu muốn tiết kiệm có thể chỉ chụp ảnh cổng mà không chụp pre-wedding

Nghe người trong nghề "vẽ đường" từng bước chuẩn bị cho đám cưới, cặp đôi dù lần đầu tổ chức cũng không sợ sai sót - Ảnh 4.

Với nhiều lý do khác nhau như: Kinh phí, sở thích và thời gian chuẩn bị, mà nhiều cặp cô dâu chú rể chỉ chụp ảnh cổng và một vài ảnh để bàn gallery chứ không chụp nguyên album pre-wedding.

- Ưu điểm: Nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, chi phí.

- Nhược điểm: Không có album để lưu giữ kỷ niệm, sự phản đối của gia đình 2 bên, lúc đãi tiệc có cảm giác thiếu thiếu phần hình ảnh và phần slideshow nhà hàng trước lúc đãi tiệc.

Chính vì thế, tùy theo sở thích của cặp đôi và ý kiến gia đình 2 bên để lựa phương án phù hợp.

4. Mỗi nhà làm 1 tiệc vào 2 ngày khác nhau hay gộp chung 1 ngày cho tiết kiệm?

Theo thông lệ nhà gái sẽ đãi trước nhà trai từ 1 ngày hoặc vài ngày tùy vào khoảng cách của 2 nhà. Nếu chọn đãi tiệc 1 nơi giúp cặp đôi nhiều thuận lợi trong công tác chuẩn bị nhưng cũng có 1 số khó khăn nhất định:

- Trang trí full hoa tươi 100% từ sảnh đến sân khấu - xe - bàn gallery, make-up cô dâu, quay film chụp ảnh, band nhạc, âm thanh ánh sáng….đều diễn ra trong 1 ngày nên cần dồn lực làm chỉn chu và mọi thứ phải tốt nhất.

- Tuy vậy, đãi tiệc 1 nơi, thì mình phải sắp xếp xe đưa đón cho mọi người đến dự tiệc và đưa về lại an toàn.

- Trong 1 ngày sẽ vất vả, lo đủ thứ và nếu không phân chia công việc cẩn thận sẽ khó tránh sai sót.

- Cần chuẩn bị chỗ ở lại cho họ hàng từ xa đến vì có những người sẽ đi xe riêng, dự tiệc cưới muộn không thể về kịp, nên cặp đôi cần chuẩn bị phòng cho mọi người nghỉ lại.

Nghe người trong nghề "vẽ đường" từng bước chuẩn bị cho đám cưới, cặp đôi dù lần đầu tổ chức cũng không sợ sai sót - Ảnh 5.

Ảnh: NVCC