Ngay cả nhắc đến vở kịch khi đang ở bên ngoài sân khấu nhà hát, cho dù chỉ là nói thầm tên của vở kịch cũng bị coi là nguy hiểm. Vì vậy mà hàng thế kỷ nay, các đạo diễn và nghệ sỹ đã gọi tránh tên vở kịch thành “Vở kịch Scotland” hoặc chỉ đơn giản là “Vở kịch này”.
Sau đây là một số bi kịch đã xảy ra có liên quan đến vở kịch Macbeth:
“Lời nguyền” đã đè nặng lên vở kịch ngay từ buổi diễn đầu tiên diễn ra vào ngày 7-8-1606. Khi đó, cậu bé có tên là Hal Beridz, người sẽ đóng vai phu nhân của Macbeth trước khi kịp bước ra sân khấu đã đột ngột bị ốm rồi chết. Bệnh tình của cậu bé không thể lý giải được và chính Sakespear đã buộc phải vào vai diễn này.
Thanh kiếm trong tay nghệ sỹ đóng vai Macbeth hóa ra không phải là đạo cụ mà là kiếm thật
Tiếp đó, vào năm 1672, “Vở kịch Scotland” đã được dàn dựng ở Amsterdam. Thanh kiếm trong tay người nghệ sỹ đóng vai Macbeth mà ông ta dùng để giết chết vua Duncan trước mắt khán giả hóa ra không phải là đạo cụ mà là kiếm thật.
Đến năm 1703, sau một thời gian dài ngừng diễn, vở kịch đã được tái hiện ở London và lời nguyền lại tiếp diễn. Vào đúng ngày công diễn thì tại thành phố này đã xảy ra một trong những cơn bão được coi là khủng khiếp nhất trong lịch sử của thành phố.
Vào năm 1775, Sara Sindons, người đóng vai phu nhân Macbeth suýt nữa đã bị khán giả xé tan ra từng mảnh bởi không hài lòng với vai diễn của diễn viên này.
Trong năm 1849 tại nhà hát Astor ở New York lúc đang diễn “Vở kịch này” thì xảy ra cuộc cãi cọ giữa hai diễn viên, một trong hai người đó đã đóng vai Macbeth. Cuộc cãi cọ đã biến thành vụ ẩu đả giữa các khán giả. Có 23 người đã bị chết tại chỗ, có 8 người sau đó đã chết bởi những vết thương và số người bị thương là hàng trăm người.
Năm 1926 nữ diễn viên Sibil Tordac - người đóng vai phu nhân Macbeth suýt nữa đã bị một trong số những người tham gia vở diễn bóp cổ.
Vào năm 1936 tại London, nghệ sỹ Malcoly Kin đã bị mất giọng trong khi đang thủ vai Macbeth. Người thay thế anh ta là Elister Simo nhưng người này lại đột ngột bị bệnh và phải vào viện. Sau đó người thay thế Simo lại bất ngờ bị sa thải. Chỉ trong vòng một tuần phải thay đến bốn người đóng vai Macbeth.
Năm 1937 “Vở kịch Scotland” đã được dựng tại nhà hát Old Vic ở London. Trước khi công diễn thì chú chó cưng của người sáng lập nhà hát đã bị chết. Ngày hôm sau thì chính ông ta qua đời. Buổi diễn bị hoãn lại. Laurens Oliver, người đã từng đóng vai Macbeth suýt nữa thiệt mạng trong một vụ tai nạn trên đường. Trong khi diễn cảnh cuối cùng Oliver đã vô tình làm bị thương một số diễn viên, những người đã từng đóng vai Macduf.
Năm 1942 tại London, những người đóng vai Duncan và hai phù thủy đã qua đời, còn một trong số những người dựng vở đã tự sát giữa cảnh diễn.
Vua Macbeth
Vào năm 1948 trong lúc dựng vở tại New York có 26 diễn viên bị ốm và có ba đạo diễn buộc phải thay thế. Các nam nữ diễn viên tham gia trong “Vở kịch Scotland” đã bị ngã từ sân khấu xuống chỗ đất trũng bên cạnh, họ bị gẫy chân, tay và xương sườn. Tệ hơn nữa là họ còn bị bắt và nhà cửa của họ lại bị cướp bóc. Tại nhà hát thì bị các cuộc hỏa hoạn và xảy ra một số tai họa về chuyện phông màn và ánh sáng, thiệt hại không kể hết. Thậm chí có lần một nhà phê bình sân khấu bị đột tử, đó là người đã chỉ trích “Vở kịch Scotland” do Orson Wels dàn dựng.
Cho dù đã xảy ra tất cả những biến cố rủi ro trên nhưng không một ai lại có ý nghĩ cho rằng tai họa đó là sự trả thù của ông vua Macbeth vì “Vở kịch này” đã báng bổ ông. Những người theo giả thiết này thì giả định rằng tất cả mọi sự cố xảy ra là do lời nguyền trong cảnh đầu tiên ở hồi thứ tư của vở kịch, Sakespeare đã đặt vào miệng của ba con quỷ những lời niệm chú hoàn toàn thần bí.