Tiền thân của phò mã

Khi nói đến phò mã, hầu như ai cũng biết người này là chồng của công chúa, con rể của hoàng đế, nhưng ít người biết rằng ban đầu, phò mã không phải là cách gọi của chồng công chúa, mà là tên của một chức quan - phò mã đô úy.

Theo sử liệu, chức quan phò mã đô úy xuất hiện vào thời nhà Tần, chịu trách nhiệm về chuyện đi lại của hoàng đế. Dễ hiểu hơn thì đây chính là phu xe, chức vị không cao.

Chuyện làm phò mã thời xưa: Trước khi lấy công chúa phải "sống thử" với người phụ nữ khác trong 1 tháng- Ảnh 1.

Cho đến nước Ngụy thời Tam Quốc, Hà Yến (cháu Đại tướng quân Hà Tiến cuối thời Đông Hán, con nuôi Tào Tháo, là nhà huyền học thời Tam quốc) lấy một công chúa làm vợ, chức vị của ông lúc bấy giờ là phò mã đô úy. Vương Tế của nhà Tấn cũng trở thành con rể của hoàng đế, trước đó ông cũng giữ chức phò mã đô úy. Do đó về sau, người ta gọi người đàn ông kết hôn với công chúa là phò mã đô úy.

Vào thời Liêu và Kim, người ta cũng dùng cách gọi tương tự. Cho đến thời nhà Thanh, phò mã được đổi thành “ngạch phò”, địa vị dần được cải thiện.

Song một điều không thể thay đổi là tiêu chí chọn người trở thành phò mã cực kỳ khó, không phải ai cũng làm được.

Tiêu chí lựa chọn phò mã

Ở thời nhà Đường, việc lựa chọn phò mã thường đến từ danh gia vọng tộc đặc biệt là những gia tộc có chiến công hiển hách và sự đóng góp to lớn cho triều đình. Để môn đăng hộ đối, phò mã phải xuất thân giàu sang, có chức tước và địa vị cao trong xã hội.

Nếu công chúa của nhà Đường rất muốn kết hôn với quý tộc, thì vào thời nhà Tống, tiêu chí chọn phò mã hoàn toàn ngược lại. Bởi vì nhà Tống đề cao văn học hơn võ thuật, hoàng đế thích chọn một phò mã cho công chúa trong số các tiến sĩ được công nhận hàng năm.

Chuyện làm phò mã thời xưa: Trước khi lấy công chúa phải "sống thử" với người phụ nữ khác trong 1 tháng- Ảnh 2.

Vào thời nhà Minh, cuộc hôn nhân của các công chúa dần có xu hướng "thường dân hóa", bởi vì họ ghét những hệ quả xấu khi người không thuộc hoàng thân quốc thích can thiệp vào triều đình, vì vậy Chu Nguyên Chương đã đặt ra quy tắc "công chúa không được phép kết hôn với gia đình quan chức" để ngăn chặn quyền lực hoàng gia của mình bị đe dọa.

Mặc dù quy tắc như vậy đã được đặt ra, nhưng dù sao công chúa cũng là con gái của hoàng đế, vì vậy khi hoàng gia chọn phò mã, người này đương nhiên phải xuất chúng nổi bật, ngoại hình và tài năng đều có đủ.

Song thực tế lại tàn khốc, quanh năm sống trong cung, nếu muốn chọn chồng cho công chúa thì chỉ có thể để hạ nhân thực hiện.

Kết quả là, trong triều đại nhà Minh, có rất nhiều công chúa bị lừa hôn, trong đó nổi tiếng nhất là "Sự kiện công chúa Vĩnh Ninh lấy chồng".

Dưới nhiều âm mưu, công chúa Vĩnh Ninh đã kết hôn với một người đàn ông mắc bệnh lao. Bà trở thành góa phụ chỉ sau hai tháng kết hôn, thậm chí bà còn bị người đời cho rằng có số khắc chồng, khiến bà rơi vào trầm cảm, u uất.

Cuộc hôn nhân bất hạnh mà công chúa Vĩnh Ninh của triều đại nhà Minh trải qua đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử của triều đại nhà Thanh, từ đó mới có sự thay đổi lớn.

Chế độ thử hôn chọn phò mã

Nhà Thanh đã xem xét kỹ lưỡng và cải cách chế độ hôn nhân để tránh những bi kịch tương tự xảy ra lần nữa. Và rồi, chế độ thử hôn đã ra đời.

Chuyện làm phò mã thời xưa: Trước khi lấy công chúa phải "sống thử" với người phụ nữ khác trong 1 tháng- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Chế độ này áp dụng cho đối tượng kết hôn của công chúa. Tức là người đàn ông sẽ phải trải qua một cuộc hôn nhân thử nghiệm với người phụ nữ khác, để triều đình đánh giá người này có xứng đáng để làm chồng công chúa cành vàng lá ngọc hay không.

Người phụ nữ gọi là “cách cách thử hôn”, được lựa chọn thử hôn với phò mã này thường được hoàng hậu lựa chọn trong số các cung nữ.

Yêu cầu đầu tiên là cơ thể lành lặn. Tiếp theo, ngoại hình từ trung bình đến thấp, đặc biệt không được đẹp hơn công chúa.

Người này sẽ sống thử cùng phò mã tương lai một tháng, đồng thời quan sát xem phò mã có tật xấu nào không và ghi chép lại. Quan trọng hơn, còn phải kiểm tra xem phò mã có sức khỏe tốt hay không, liệu có thể khiến công chúa mang thai hay không.

Chuyện làm phò mã thời xưa: Trước khi lấy công chúa phải "sống thử" với người phụ nữ khác trong 1 tháng- Ảnh 4.

Vào cuối tháng, “cách cách thử hôn” cần trình bày tất cả ghi chép trong tháng cho hoàng hậu, để xem phò mã có đủ điều kiện kết hôn với công chúa hay không.

Mặc dù chế độ thử hôn có thể cải thiện khả năng hạnh phúc trong hôn nhân của công chúa, nhưng lại rất thê lương đối với “cách cách thử hôn”.

Trong vòng 1 tháng, cô trở thành “vợ giả” của phò mã, mất đi trinh tiết, nhưng cuối cùng chỉ là công cụ trong cuộc thử nghiệm. Thậm chí cho dù cô nảy sinh tình cảm với phò mã, cũng không được phép thổ lộ vì bản thân không được phép. Nếu làm trái với nguyên tắc, cô có thể bị giết chết.

Nguồn: Toutiao