Hàng xóm khẳng định "từ khi người chồng nằm liệt giường, 2 mẹ con rất ít khi đến đây"

Liên quan đến vụ việc một người đàn ông tên Anh, có địa chỉ số nhà 26, ngõ 823/19 đường Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội bị bệnh nằm một chỗ, bị vợ và con gái bỏ mặc, chúng tôi đã tìm đến địa chỉ trên để tìm hiểu sự việc.

Chuyện "người đàn ông bại liệt" qua lời những người tiếp tế đồ ăn và hàng xóm 1
Căn phòng chật hẹp của ông Anh. Ảnh: Dương Linh.

Chuyện "người đàn ông bại liệt" qua lời những người tiếp tế đồ ăn và hàng xóm 2
Mọi sinh hoạt chỉ diễn ra trong căn phòng chật hẹp này.Ảnh: Dương Linh.

Được biết ông Đàm Quang Anh (SN 1955) bị bệnh tai biến mạch máu não đã 6 năm nay. Ông cùng vợ là bà Tạ Bích Loan (SN 1957), con gái Đàm T.P (SN 1988) sống tại địa chỉ trên.

Sau khi tìm gặp người phụ nữ được cho là "bỏ mặc, nhốt chồng bị bệnh nằm liệt một chỗ", bà Loan - vợ ông Anh - cho biết những thông tin đăng trên Facebook là không chính xác, đồng thời tỏ ra rất tức giận và cho biết "sẽ làm rõ trách nhiệm với người đăng tin này".

Bà khẳng định "nhà chồng đã gần như phó mặc việc chăm sóc ông Anh cho bà, vì họ không cung cấp bất kì một khoản chi phí nào cho bà. Bởi vậy, hiện tại hoàn cảnh của gia đình bà vô cùng khó khăn".

Tuy nhiên, khi phóng viên ngỏ ý muốn được lên thăm người chồng, đồng thời kêu gọi xã hội giúp đỡ gia đình, bà nhất quyết từ chối, không cho lên. Bà nói: "Tôi đã làm việc với chính quyền địa phương và thống nhất sau buổi họp 2 bên gia đình, nếu có cần sự giúp đỡ sẽ liên hệ với xã hội".

Chuyện "người đàn ông bại liệt" qua lời những người tiếp tế đồ ăn và hàng xóm 3
Bà Loan khẳng định những thông tin được đăng tải trên Facebook là không chính xác.

Ngoài ra, bà còn cho biết, trong thời gian này chỉ có một mình bà chăm sóc cho ông Anh, thế nhưng ông Anh vẫn liên tục chửi rủa, mắng nhiếc bà, kèm theo đó là những tin nhắn mắng nhiếc được cho là của người chồng gửi cho bà.

Khi trao đổi với hàng xóm xung quanh, một người phụ nữ lớn tuổi cho biết: "Từ lúc ông chồng bị bệnh, hai mẹ con chuyển ra ở riêng và rất ít khi đến đây. Đặc biệt là người con, đã 2 tháng nay mà chưa thấy 1 lần trở về. Trước đó, khi chưa chuyển đi, bà ấy cũng sửa lại căn nhà, 2 mẹ con ở trên tầng 3 ăn uống tách biệt, để người chồng ở tầng 2 và thuê người chăm sóc."

Chuyện "người đàn ông bại liệt" qua lời những người tiếp tế đồ ăn và hàng xóm 4

Khi được phóng viên hỏi "Dưới góc độ là người hàng xóm và người sống cùng khu với gia đình bà Loan, bác có nhận xét gì về cách đối xử của hai mẹ con với người chồng?" thì người hàng xóm này trả lời rất nhanh: "Quá đáng quá! Nhiều lần chúng tôi đã từng góp ý nhưng người vợ cao giọng bảo: "Bà biết gì? Bà có ở cùng không mà nói..."."

Theo lời kể của một số người hàng xóm thì cuộc sống của gia đình ông Anh cũng không có hạnh phúc và thường xuyên mâu thuẫn. Từ khi người chồng bị bệnh, chi phí sinh hoạt đẩy lên gia đình lại càng lục đục, ầm ĩ.

Chuyện "người đàn ông bại liệt" qua lời những người tiếp tế đồ ăn và hàng xóm 5
Tin nhắn bà Loan đưa ra cho phóng viên xem.

Khi phóng viên có mặt tại nhà bà Loan, một nhóm thanh niên đã mang đến một suất phở xào rất ngon - đúng như mong muốn của người chồng bị bệnh nhắn gửi. Được biết, đây là lần thứ 3 trong tuần nhóm thanh niên này đưa cơm cho ông Anh. Tuy nhiên, vì bà Loan không cho lên phòng nên cả nhóm đã phải gửi lại và nhờ bà Loan chuyển lên. Nhưng trên thực tế nhóm thanh niên này cũng không biết suất ăn đó có được gửi đến cho người chồng hay không, bởi chỉ sau 5 phút, người phụ nữ này đã rời khỏi căn nhà và tiếp tục khóa trái cửa.

Lời những người tiếp tế đồ ăn

Nhóm tình nguyện viên cũng đã có những chia sẻ chân thực về chặng đường gần 1 tháng tiếp tế đồ ăn cho bác Anh sau khi biết được tin từ một người thân trong gia đình chia sẻ. Bắt đầu từ câu chuyện nhóm tình nguyện nhận được được điện thoại từ một bạn nhờ sự giúp đỡ, mang đồ ăn tiếp tế đến bác Anh.

Chuyện "người đàn ông bại liệt" qua lời những người tiếp tế đồ ăn và hàng xóm 6
Con ngõ có ngôi nhà bị cho là "đang nhốt người đàn ông bệnh tật".

Tối hôm 13/9, nhóm mang cho bác ấy mấy cái bánh mì và mấy hộp sữa. Điện thoại cho bác ấy thì 1 lúc lâu sau thấy 1 cái dây được thả xuống, đầu dây là 1 cái túi bóng, trong đó để 1 cái hộp thuốc nặng để chiếc túi không bị bay lung tung.

Bỏ 3 hộp sữa tươi vào túi, nhưng kéo được 1 đoạn thì hộp sữa bị rơi xuống. Sau đó bác An điện thoại bảo “nặng quá, cháu cho một hộp sữa, 1 cái bánh mì thôi”. Phải mất đến gần 1h đồng hồ để bỏ đồ vào túi, chờ kéo lên, thả xuống rồi lại kéo lên.

Mô tả về việc thả dây nhận thức ăn của bác Anh với bên ngoài, nhóm tình nguyện chia sẻ: Ban đầu bác ấy buộc các cái băng gạc y tế lại thành một cái dây, luồn qua cái ô khóa cửa bé tí trên tầng 2 rồi thả xuống. Có hôm buộc đồ hơi nặng, cái dây đứt phừn phựt. Sau đó cháu gái của bác Anh kiếm được đoạn dây ni lon chuyển cho bác ấy nên công việc cũng dễ dàng hơn. Nói nôm na, vật dụng “kiếm cơm” của bác là một chiếc gậy, một đầu móc dây nối dài để thả xuống, hình dáng giống như một chiếc cần câu. Cứ như thế, mỗi lần nhóm tình nguyện đến đều gọi điện cho bác trước, một lúc sau thì bác sẽ thả cái “cần câu cơm” xuống… và mọi chuyện cứ diễn ra như thế suốt gần 1 tháng qua.

Ông tổ trưởng tổ dân phố Nguyễn Hữu Cầm, tổ trưởng tổ dân phố 31, khu phố 8, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – người phụ trách khu vực này trong nhiều năm qua cũng cho chúng tôi biết thêm về hoàn cảnh của ông Anh.

Ông Đàm Quang Anh, thời gian trước sống ở khu Bạch Mai, làm nghề tự do nên thu nhập thất thường, lúc nhiều lúc ít. Lúc có tiền thì không sao, "lúc không có tiền bà vợ cho nhịn đói”. Nhiều lần, người anh trai gần nhà phải gọi sang ăn cơm cùng, “bác ấy ngồi ăn mà mắt ầng ậc nước” – lời cô cháu gái bác Anh tường thuật.

6 năm trước, trong 1 lần dắt xe máy cho con gái, bác Anh bị chân chống xe máy làm bị thương ở chân. Sau đó nhiễm trùng và mưng mủ, gây khó khăn trong di chuyển. Chân bên kia vì ít đi lại nên cũng teo lại… Thời gian đó, vợ con bác Anh bắt đầu có dấu hiệu bỏ bê, không chăm sóc. Một người thân bên nội của bác Anh đã chu cấp tiền thuê người chăm sóc, đồng thời con cháu trong nhà mỗi tháng ủng hộ một ít tiền để lo ăn cho bác ấy. Họ hàng nhiều lần khuyên gia đình nên cho bác Anh đi trại dưỡng lão nhưng bác Anh không chịu vì muốn ở nhà trông con gái trưởng thành.

Sau 6 năm chăm sóc và chu cấp tiền cho ông Quang Anh, gia đình bên nội đã không còn đủ khả năng để tiếp tục chu cấp. “Cách đây khoảng 2 tháng, đại diện bên nội và bà Loan có mời chính quyền địa phương đến nhà để bàn cách giải quyết và đưa ra phương án chăm sóc cũng như chu cấp tiền chữa bệnh, sinh hoạt cho ông Anh. Tuy nhiên, lần làm việc này vẫn chưa đưa ra được phương án cuối cùng”, ông Nguyễn Hữu Cầm nói.

Trong buổi họp đó, bà Loan trao trả chìa khóa nhà cho họ hàng bên nội, rồi cùng con gái đi ra bên ngoài sống. Tuy nhiên, họ hàng bên nội không chấp nhận hàng động này nên mới dẫn đến tình trạng cửa nhà khóa trái cửa. Bác Anh nằm một mình trên tầng 2, thỉnh thỉnh thoảng điện thoại nhờ con cháu mang bánh mì, ba tê hộp đến tiếp tế bằng con đường thả dây kéo.