Các bà mẹ lần đầu sinh con thường mặc định rằng trẻ sơ sinh đổ mồ hôi cũng tương tự như người lớn đổ mồ hôi vậy. Điều này không hoàn toàn sai, tuy nhiên mồ hôi đổ ở trạng thái cơ thể sơ sinh không hoạt động (phần lớn thời gian trẻ dành cho việc ăn ngủ) thì lại là một vấn đề đáng để mẹ quan tâm đấy! Những thông tin chia sẻ từ livestream Bobby với chủ đề "Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh: Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ" sẽ giúp các mẹ vững tâm hơn, chăm sóc con hiệu quả hơn. Đồng thời những kiến thức được chia sẻ từ chuyên gia còn giúp các mẹ tránh những mặc định có thể vô tình khiến sức khỏe trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng vì mồ hôi trộm kéo dài như: cơ thể mất nước, cảm lạnh, bệnh ngoài da.v.v..

Dành cho mẹ chưa hiểu rõ về mồ hôi trộm

Theo ý kiến chuyên khoa, mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của sinh lý và bệnh lý. Đối với trẻ sơ sinh, vấn đề điều hoà của dây thần kinh (giao cảm và phó giao cảm – hưng phấn và ức chế) chưa được điều chỉnh tốt, các hoạt động liên quan đến phó giao cảm khiến trẻ dễ ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là ban đêm. Hầu hết những trường hợp trẻ em đổ mồ hôi trộm là bình thường, ngay cả khi thời tiết mát mẻ. Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhưng vẫn bú tốt, tăng cân đều, tiêu tiểu bình thường…thì đây không phải là tình trạng các mẹ đáng lo lắng. Tuy nhiên, do thói quen nuôi con ủ ấm quá mức cần thiết như mặc nhiều lớp quần áo không thoáng khí, sử dụng nhiều chăn đệm.v.v.. của các bậc phụ huynh hoặc ông bà đã khiến cho tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ diễn ra nhiều hơn.

Mẹ sẽ tìm thấy câu trả lời về cách thức chăm sóc con hiệu quả tại video chủ đề "Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh: Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ"

Trường hợp trẻ đổ nhiều mồ hôi đi kèm với những dấu hiệu như quấy khóc đặc biệt vào ban đêm, bú kém đi, nhịp thở nhanh hơn, tăng cân không đúng theo lộ trình theo dõi cân nặng, tiêu tiểu không đều.v.v.. đồng nghĩa tình trạng đổ mồ hôi đang ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ, cần mang trẻ đến thăm khám BS để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.

Chuyên gia cũng chia sẻ về tình trạng đổ mồ hôi trộm bệnh lý, đây là hiện tượng cơ thể trẻ thiếu Canxi hoặc thiếu Vitamin D, khiến trẻ quấy khóc, ngủ không ngon, tóc rụng theo hình vành khăn.v.v.. Đặc biệt, nếu trẻ mắc phải một số bệnh lý tăng nhu cầu hoạt động chuyển hoá của cơ thể bẩm sinh như bệnh tim, bệnh phổi thì khi ngủ/không vận động, tim và phổi hoạt động nhiều hơn bình thường cũng kích thích quá trình chuyển hoá của trẻ, khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên đây là các tình trạng hiếm gặp.

Dành cho mẹ vẫn nghĩ mồ hôi trộm sinh lý là chuyện chẳng đáng lo

Mức độ ảnh hưởng của mồ hôi trộm đối với trẻ sơ sinh vẫn luôn là một vấn đề quan trọng các mẹ cần lưu tâm. Khi trẻ trên 6 tháng đến hơn 1 năm tuổi, hoạt động điều hòa thần kinh của trẻ sẽ tốt hơn, cơ thể sẽ kiểm soát được quá trình ra mồ hôi hiệu quả hơn. Tuy nhiên khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh, mẹ cần chú ý và áp dụng các biện pháp chăm sóc kịp thời và đúng đắn. Mẹ biết không, mặc dù đây là vấn đề nhỏ nhưng nếu kéo dài mà và không được chăm sóc hợp lý, trẻ sẽ gặp những tác động tiêu cực đến sức khỏe sơ sinh.

Các mẹ hay mặc định sai lầm việc mồ hôi trộm sinh lý không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của con đã vô tình khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng: mồ hôi đổ ra thấm vào khăn/chăn mền khi gặp không khí sẽ càng làm cho mồ hôi (lúc này được xem là nước) lạnh hơn và có nguy cơ ngấm lạnh ngược trở lại người trẻ gây cảm lạnh; mồ hôi trộm đọng trên da thường xuyên sẽ gây bệnh ngoài da như mẩn đỏ, rôm sảy; trẻ đổ mồ hôi vùng lưng bụng về đêm sẽ gây gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ.v.v..

Dành cho mẹ vẫn chưa biết cách chăm con đổ mồ hôi trộm hiệu quả

Đầu tiên, các mẹ cần lưu ý thân nhiệt của trẻ khá cao, để tránh làm tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ đặc biệt là trong giấc ngủ (quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn), mẹ cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng thoáng mát (lý tưởng vào khoảng 26oC) và lưu thông không khí tốt. Mẹ cũng cần kết hợp với việc hạn chế cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo, quấn quá nhiều khăn/chăn mền, không sử dụng bao tay/bao chân thường xuyên nếu không cần thiết (trừ trường hợp cho trẻ ra ngoài)… để tránh khiến cơ thể trẻ nóng nực và đổ nhiều mồ hôi.

Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ: Chuyên gia giúp mẹ tìm ra giải pháp chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm - Ảnh 1.

Chọn tã dán sơ sinh cũng mối quan tâm lớn của các mẹ chăm trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm.

Thêm vào đó, để thuận tiện hơn cho mẹ trong việc chăm sóc và vệ sinh cho con, việc sử dụng tã dán cũng là điều thiết yếu vì trẻ sơ sinh thường xuyên đi tiêu tiểu. Đây cũng là lý do khiến nhiều mẹ băn khoăn không biết làm thế nào để lựa chọn tã dán phù hợp cho trẻ khi thường xuyên đổ mồ hôi trộm. Một lưu ý đến từ chuyên gia, mẹ nhớ nhé: độ thông thoáng, mềm mại và khả năng thấm hút tốt sẽ giúp trẻ không cảm thấy khó chịu. Cụ thể, việc giữ cho trẻ luôn khô thoáng đặc biệt ở vùng lưng bụng sẽ giảm nguy cơ trẻ bị cảm lạnh, giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề ngoài da, giấc ngủ sâu hơn, trẻ phát triển thể chất và trí tuệ tốt hơn. Để hiện tượng mồ hôi trộm không còn là "kẻ thù" đáng sợ với các mẹ, việc lựa chọn một chiếc tã dán sơ sinh cải tiến đệm thun thấm mồ hôi được xem là một trong những sự lựa chọn lý tưởng giúp quá trình chăm sóc con của mẹ diễn ra thuận tiện hơn.

Hiện có mặt trên thị trường, chiếc tã dán sơ sinh Bobby cải tiến Đệm thun thấm mồ hôi với lớp đệm Công nghệ green tissue êm mềm giúp thấm khô tức thì mồ hôi trộm, chăm sóc vùng lưng và vùng bụng của bé luôn khô thoáng, đồng thời mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn, hiệu quả hơn mà lại không mất thời gian hay tốn nhiều công sức. Có thể nói, cải tiến thấu hiểu đặc điểm nhỏ trên cơ thể trẻ sơ sinh lại chính là giải pháp to, giúp mẹ giảm bớt lo lắng đối với vấn đề mồ hôi trộm vô cùng phiền toái. Với các đặc tính như bề mặt Cotton-Soft mềm mại bổ sung Vitamin E, thiết kế 4.000 lỗ thấm hút siêu nhanh, đệm thun thấm mồ hôi cải tiến, tã dán sơ sinh Bobby chính là người bạn đồng hành phù hợp nhất dành cho trẻ sơ sinh.

Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ: Chuyên gia giúp mẹ tìm ra giải pháp chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm - Ảnh 2.