Trong tình yêu, chẳng có điều gì là rào cản lớn đến mức ngăn cản hai trái tim người đang yêu đến với nhau được. Vì nhau, họ sẽ cố gắng vượt qua mọi thứ, miễn là được hết mình vì tình cảm ấy.
Vượt qua 3 ranh giới, quyết tâm cưới được người yêu
Lục Trưng Tường sinh năm 1871 trong một gia đình ở Thượng Hải. Sau này, nhờ thành tích học tập xuất sắc, ông trở thành thư ký và dịch giả của Đại sứ quán triều Thanh ở Nga.
Trong một lần tham gia tiệc ở Nga, Trưng Tường tham gia tiệc khiêu vũ và gặp được người phụ nữ xinh đẹp Berthe Bovy.
Berthe người Bỉ, là cháu gái của một vị tướng. Cha bà là tùy viên phục vụ cho Quốc vương Bỉ. Bà sinh sống ở đây cùng người anh họ là đại sứ Bỉ tại Nga.
Sự lịch lãm của Lục Trưng Tường, sự duyên dáng, tao nhã từ Berthe khiến họ nhanh chóng thu hút nhau. Năm ấy, Lục Trưng Tường 24 tuổi còn Berthe hơn ông đến 16 tuổi.
Nhưng tuổi tác không phải là vấn đề. Họ bị đối phương cuốn hút. Các cuộc gặp gỡ sau đó đã tạo cơ hội cho tình cảm phát triển nhanh chóng. Trưng Tường nhận ra rằng nếu mình không nhanh chóng kết hôn thì người yêu sẽ già mất. Ông đã cầu hôn bà.
Thời kỳ ấy vẫn là những năm cuối của triều đại nhà Thanh. Một người Trung Quốc cưới phụ nữ phương Tây sẽ phải chịu nhiều lời bàn tán. Lục Trưng Tường thậm chí có đến 3 rào cản cần trải qua: tuổi tác, chủng tộc và cả tôn giáo.
Bạn bè và gia đình ông đều thở dài. Họ cho rằng nếu để phụ nữ nước ngoài làm con dâu thì sẽ là sự xấu hổ với tổ tiên. Những đứa trẻ con lai sẽ không được vào các nhà thờ tổ và chôn cất ở khu lăng mộ tổ tiên.
Các thành viên trong đại sứ quán nhà Thanh cũng không chấp nhận. Họ nói với ông rằng: "Nếu làm điều đó, ông sẽ tự hủy hoại tương lai của mình thôi".
Ông quay sang đáp thẳng: "Cô ấy kết hôn với tôi chứ không thành hôn với đại sứ quán".
Năm 1899, mặc kệ các lời can ngăn, ông đã chính thức kết hôn cùng Berthe. Khi ấy, ông 28 và vợ 44 tuổi.
Đôi vợ chồng đó sống rất hạnh phúc với sự thấu hiểu nhau toàn bộ. Lục Trưng Tường từng tâm sự với bạn bè rằng: "Tinh thần và tâm hồn của hai chúng tôi hòa quyện nhau. Cô ấy với tôi là những người bạn đời với tình yêu sâu đậm".
Cuộc hôn nhân khiến Trưng Tường bị cô lập bởi nhiều con người trong đại sứ quán. Sau 8 năm kết hôn, Berthe không cùng chồng đi tiệc tùng xã giao để giảm áp lực cho ông từ người xung quanh.
Tuy nhiên, bà đã giúp đỡ ông khá nhiều trong con đường sự nghiệp và nâng cao năng lực. Ông từ một dịch giả cấp thấp bước lên thành cố vấn hạng hai ở đại sứ quán. Hoàn cảnh sống trái ngược tạo nên tính cách khác biệt của cả hai. Tuy nhiên, những thứ đó lại khiến họ bù trừ cho nhau rất nhiều.
Ông là một học giả điển hình, hiểu về văn học. Bà Berthe xuất thân nhà binh, có tính cách mạnh mẽ. Bà luôn đóng góp ý kiến và đưa ra những lời khuyên khi ông lưỡng lự, phân vân.
Cải đạo để "ngang hàng" với vợ và rũ bỏ tất cả khi vợ qua đời
Thời điểm ấy, những rào cản giữa các đạo giáo vô cùng chặt chẽ. Toàn bộ gia đình Lục Trưng Tường theo đạo Tin lành, cha ông thậm chí còn là người truyền đạo nữa. Tuy nhiên, sau 10 năm cưới nhau, ông đã quyết định cải sang Công giáo để vượt qua cái rào cản cuối cùng và khó khăn nhất của hai vợ chồng.
Sau này, hai vợ chồng họ về Bắc Kinh định cư. Vì không muốn gây rắc rối cho chồng, bà Berthe đã sống ở vùng ngoại ô. Do nhiều người không biết, họ nghĩ rằng vợ của Lục Trưng Tường không muốn đến Trung Quốc với chồng.
Bởi thế, cứ đến chiều thấy ông đi dạo, người ta lại xì xào bàn tán: "Ông Lục đang nhớ vợ đó, chẳng ăn uống gì được cả, suốt ngày đi lang thang thôi".
Tuy nhiên, đôi vợ chồng này không hề quan tâm đến các lời đồn đại. Họ vẫn gặp gỡ nhau hằng ngày. Bà giúp đỡ khi được chồng hỏi ý kiến và chưa bao giờ cảm thấy việc không sống cùng một nơi thế này là một vấn đề ngăn cách tình yêu. Suốt 27 năm bên nhau, họ không có một người con nào, tình cảm vợ chồng cứ gắn bó như vậy, khó có thể tách rời.
Năm 1925, Berthe bất ngờ ngã bệnh. Bác sĩ đề nghị Lục Trưng Tường đưa vợ sang nước ngoài để chữa trị. Sau khi sang Thụy Sĩ, tình trạng bệnh của bà càng tồi tệ hơn. Ông đã dùng đủ mọi cách để mong muốn chữa khỏi cho vợ, thậm chí đến cả Rome hành hương với hi vọng giảm bớt nỗi đau cho bà.
Tháng 4 năm ấy, Berthe qua đời vì bệnh tật. Ông đã đưa thi hài vợ về Bỉ để tổ chức tang lễ. Sau khi chôn cất vợ xong xuôi, tinh thần Lục Trưng Tường cũng vỡ vụn. Ông không thể tiếp tục làm gì thêm nữa. Con tim ông đã tan nát theo người vợ mãi mãi ra đi.
Sau khi vợ mất, Lục Trưng Tường cải đạo sang Công giáo La Mã, quyết định xin vào tu tập tại tu viện Saint-André (Bruges, Bỉ). Ông đã ở đó hơn 2 thập kỷ, tưởng niệm cho tình yêu cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
Đúng là một chuyện tình khiến người ta cảm động. Người tình mất, người còn lại cũng vụn vỡ con tim. Tình cảm là vậy, họ chỉ có thể sống vì nhau, cố gắng vì nhau thôi. Khi đối phương không còn thì những lý tưởng sống cũng theo đó ra đi.
Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.
Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.
Nguồn: Kknews, Sohu