Vắt sữa sai cách không chỉ khiến các mẹ đau đớn mà còn làm giảm lượng sữa tiết ra, về lâu dài, có thể ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, các bà mẹ hiện nay rất chú trọng đến việc vắt sữa nhằm duy trì nguồn sữa dồi dào cho con và thời gian cho con bú sữa mẹ lâu nhất. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng biết cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ đã vắt. Một số sai lầm trong bảo quản sữa vắt các mẹ hay mắc phải như để sữa quá lâu trong tủ lạnh, hâm sữa bằng lò vi sóng... Điều đó đã khiến sữa có mùi khiến các bé không muốn uống, nghiêm trọng hơn là còn làm mất chất dinh dưỡng quý giá có trong sữa mẹ. Video dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cách vắt sữa, bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng chuẩn.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị các bà mẹ:
- Cho bé bú mẹ ngay trong một giờ đầu sau sinh.
- Chỉ cho bé bú mẹ trong 6 tháng đầu. Không nước, không sữa công thức, không thức ăn gì khác ngoài sữa mẹ.
- Tiếp tục cho bé bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn nữa.
Để thực hiện tốt các khuyến nghị này các mẹ cần học cách vắt sữa, bảo quản và sử dụng sữa mẹ đã được bảo quản.
3 phương pháp vắt sữa
Để cho bé bú mẹ hoặc vắt sữa, bạn cần kích thích phản xạ "xuống sữa". Sau đây là một số cách bạn có thể thực hiện: uống một cốc nước ấm, tắm nước ấm dưới vòi hoa sen hoặc để một chiếc khăn ấm lên ngực trong vài phút trước khi bắt đầu cho bé bú hoặc vắt sữa. Nhẹ nhàng mát xa bầu ngực, dùng bàn tay hoặc ngón tay vuốt bầu vú hướng về phía núm vú, dùng các ngón tay nhẹ nhàng xoa núm vú. Hãy nghĩ và hình dung về con. Bạn sẽ thấy việc vắt sữa dễ dàng hơn khi ở gần con. Nếu bạn không ở gần con hãy nhìn vào một tấm hình của con. Hãy thư giãn, trong khi bé bú hoặc vắt sữa hãy thở chậm và hít sâu.
Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen giúp kích thích phản xạ "xuống sữa".
Trước khi vắt sữa phải rửa tay với nước sạch và xà phòng, dùng nước sôi để khử trùng dụng cụ đựng sữa như cốc, ly, bình.
- Cách vắt sữa bằng tay: Đặt ngón tay cái ở núm vú và bầu vú phía trên, ngón trỏ ở phía đối diện với núm vú, ấn nhẹ nhàng ngón cái và ngón trỏ về phía núm vú và bầu vú, ấn vào rồi thả ra, bóp xung quanh bầu vú.
Trước khi vắt sữa, phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
Chuẩn bị vắt sữa: Rửa tay sạch trước khi vắt, chuẩn bị bình, cốc đựng sữa.
Nếu vắt sữa bằng tay, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ôm quanh bầu vú rồi từ từ bóp cho sữa ra.
- Nếu vắt bằng máy hút sữa điện, đặt phễu hút vào bầu ngực, đầu núm vú vào chính giữa, sử dụng phễu phù hợp với kích thước núm vú, điều chỉnh vị trí núm vú vào chính giữa để không làm bạn bị đau. Sau đó bật công tắc máy hút điện để máy bắt đầu hút sữa.
- Với máy hút sữa bằng tay, sữa mẹ được hút theo cơ chế ép và bóp hoặc kéo pít tông.
Nếu vắt bằng máy hút sữa điện, đặt phễu hút vào bầu ngực, đầu núm vú vào chính giữa, sử dụng phễu phù hợp với kích thước núm vú, điều chỉnh vị trí núm vú vào chính giữa để không làm bạn bị đau.
Nếu sử dụng máy hút điện đôi, thời gian hút 2 bầu ngực khoảng 15 phút, với máy hút bằng tay khoảng 45 phút. Sau khi hút xong phải rửa sạch và tiệt trùng tất cả bộ phận của máy rồi bảo quản sữa trong lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa có nắp đậy. Hãy nhớ không đựng sữa đầy bình, sau khi đóng nắp bình, dùng bút đánh dấu hoặc dán nhãn ghi lại ngày tháng.
Sau khi hút xong phải rửa sạch và tiệt trùng tất cả bộ phận của máy.
Bảo quản và sử dụng sữa vắt
- Bảo quản sữa mẹ đã vắt bằng nhiệt độ bình thường trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh hoặc trong ngăn đá. Ở nhiệt độ phòng từ 19 đến 26 độ có thể bảo quản sữa mẹ được khoảng 3 giờ. Trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản sữa trong vòng 8 ngày, trong ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản sữa 1 năm. Phải sử dụng các bình sữa có thời gian bảo quản lâu trước.
Có thể bảo quản sữa trong nhiệt độ phòng bình thường, trong ngăn mát và ngăn đá tủ lạnh.
- Để hâm nóng sữa có 2 cách: đặt bình sữa trong bát nước nóng hoặc rót nước sôi lên bình sữa, không để nước sôi lẫn vào sữa mẹ. Không đun sôi sữa đã được bảo quản hoặc dùng lò vi sóng hâm nóng sữa. Bạn có thể dùng thìa để cho con ăn sữa đã được hâm nóng.
Biết cách vắt sữa, bảo quản và sử dụng sữa vắt sẽ đảm bảo đủ sữa cho bé khi cần thiết.
Nguồn: Alive & Thrive