Gần đến ngày sinh nở, hầu như mẹ bầu nào cũng có chung tâm lý là vô cùng lo lắng và hồi hộp. Tất nhiên ai cũng mong muốn ca sinh của mình sẽ được mẹ tròn con vuông. Thế nhưng để làm được điều đó, ngoài các yếu tố khách quan thì mẹ cũng cần chuẩn bị cho mình những kiến thức nhất định về thai kỳ và đừng quên bỏ qua kiến thức về các giai đoạn sinh con. Việc biết sớm các giai đoạn trong quá trình sinh thường bắt đầu từ lúc chuyển dạ cho đến khi sinh xong sẽ giúp mẹ chủ động và bình tĩnh hơn trong trong hành trình đón con chào đời.
Biết sớm được các giai đoạn sinh con bắt đầu từ lúc chuyển dạ đến sau khi sinh xong sẽ giúp mẹ chủ động và bình tĩnh hơn trong ca sinh thường của mình (Ảnh minh họa)
Quá trình sinh thường của mẹ bầu gồm có ba giai đoạn chính đó là bắt đầu chuyển dạ, rặn đẻ và cuối cùng là sổ nhau thai.
3 giai đoạn của quá trình sinh thường.
Giai đoạn 1: Bắt đầu chuyển dạ
Cổ tử cung bắt đầu mỏng dần, dãn ra và mở rộng hơn bình thường, lớp màng nhầy màu hồng hoặc nâu đỏ ở cổ tử cung bắt đầu mềm và bong ra để cổ tử cung được mở rộng để cho bé có thể chui qua.
Giai đoạn chuyển dạ sinh con đầu tiên của người mẹ có thể kéo dài trong nhiều giờ, thường từ 12-19 tiếng nhưng cũng có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn. Đối với hầu hết phụ nữ, những dấu hiệu cho thấy cơn chuyển dạ sắp bắt đầu chính là sự xuất hiện của các cơn co thắt. Trong giai đoạn này, mẹ sẽ cảm thấy các cơn co tăng mạnh và dồn dập hơn, khoảng 5-20 phút mỗi lần. Khi bé di chuyển xuống thấp phía dưới khung xương chậu của mẹ thì cảm giác đau vùng lưng, bụng dưới sẽ tăng nhiều hơn, một số mẹ còn gặp hiện tượng chuột rút, sưng phù, hay táo bón.
Lúc này cổ tử cung bắt đầu mỏng dần, dãn ra và mở rộng hơn bình thường, lớp màng nhầy màu hồng hoặc nâu đỏ ở cổ tử cung bắt đầu mềm và bong ra để cổ tử cung được mở rộng để cho bé có thể chui qua. Một số mẹ có thể sẽ bị vỡ ối, nước ối chảy ra ồ ạt, nhưng cũng không ít trường hợp nước ối chảy ra nhỏ giọt mà thôi. Khi gặp các triệu chứng báo hiệu sắp sinh, mẹ cần liên hệ với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh và đến bệnh viện kịp thời.
Giai đoạn 2: Rặn đẻ
Thông thường, trong khi di chuyển để chui ra ngoài, đầu bé sẽ xoay mặt vào phía lưng mẹ.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi cổ tử cung của bạn mở hoàn toàn được 10cm và kết thúc khi bé được sinh ra. Quá trình này thường kéo dài từ 20 phút đến 2 tiếng. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách lấy hơi, rặn và đẩy em bé ra ngoài trong lúc có cơn co và cách nghỉ lấy sức giữa các cơn. Lúc này đầu em bé bắt đầu nhô ra khỏi cổ tử cung đã mở và di chuyển dần xuống ống sinh. Thông thường, trong khi di chuyển để chui ra ngoài, đầu bé sẽ xoay mặt vào phía lưng mẹ, một phần tử cung hoạt động sẽ thúc đẩy, đưa em bé ra ngoài, một phần tử cung mềm dẻo bị động còn lại sẽ đóng vai trò duy trì sự giãn ra cần thiết để có đủ không gian cho thai nhi tiếp tục di chuyển qua.
Khi đầu em bé bắt đầu nhô ra ngoài cửa mình của người mẹ, các bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu rạch tầng sinh môn để mở rộng âm đạo cho bé dễ dàng chui ra. Do đầu bé phải vượt qua ống sinh nên sẽ có hình dáng hơi thuôn dài nhưng sẽ trở lại bình thường vài ngày sau khi chào đời vì xương sọ trở về đúng vị trí.
Do đầu bé phải vượt qua ống sinh nên sẽ có hình dáng hơi thuôn dài nhưng sẽ trở lại bình thường vài ngày sau khi chào đời vì xương sọ trở về đúng vị trí.
Kẹp và cắt dây rốn.
Sau khi đầu bé chui ra hẳn bên ngoài âm đạo của mẹ thì đầu và lưng sẽ tiếp tục xoay lại làm sao để đưa phần vai ra khỏi ống sinh. Phần vai của bé sẽ được xoay và lựa tư thế vai một bên ra sau bên kia sao cho vừa với khung xương chậu của mẹ. Và sau khi phần vai của bé được đưa khỏi cửa sinh, toàn bộ phần thân còn lại của bé cũng được đưa ra theo một cách dễ dàng. Cuối cùng thì bé đã chào đời, bé sẽ được kẹp và cắt dây rốn. Như vậy mẹ đã hoàn tất quá trình rặn sinh bé thành công.
Giai đoạn 3: Sổ nhau thai
Khi nhau thai đã sổ ra ngoài, bác sĩ sẽ kiểm tra nhau thai, đồng thời sờ bụng mẹ để kiểm tra xem tử cung đã bắt đầu co lại sau khi nhau thai đã sổ ra hay chưa.
Sau khi rặn sinh bé xong, mẹ còn phải trải qua thêm một giai đoạn chuyển dạ nữa, đó là sổ nhau thai. Giai đoạn này thường thường kéo dài từ 5-30 phút. Trong lúc này, các con co thắt tiếp theo lại xuất hiện và sẽ giúp đẩy nhau thai ra khỏi tử cung người mẹ. Tuy nhiên các cơn co thắt này sẽ không mạnh như trong giai đoạn hai khi chuyển dạ. Các cơn co thắt này giúp mẹ nhẹ nhàng đẩy nhau thai xuống dưới và ra ngoài âm đạo. Khi nhau thai đã sổ ra ngoài, bác sĩ sẽ kiểm tra nhau thai, đồng thời sờ bụng mẹ để kiểm tra xem tử cung đã bắt đầu co lại sau khi nhau thai đã sổ ra hay chưa. Nếu cần khâu lại vết rạch tầng sinh môn lúc trước thì bác sĩ cũng sẽ thực hiện ngay cho mẹ nhé.
Khi mọi việc hoàn tất, mẹ và bé sẽ được kết nối với nhau bằng cách tiếp xúc da kề da và cho bé bú mẹ ngay sau đó. Việc này sẽ giúp bé cảm nhận được tình mẫu tử ngay khi chào đời và là khoảng thời gian để mẹ thư giãn một chút sau hành trình vượt cạn đầy vất vả nhưng không kém phần hạnh phúc để đưa con đến với thế giới này.
Nguồn: Parent, Preganancy