Không còn những cơn gió nhẹ đầu Thu, Thu đã già hơn, lạnh hơn, mùa Đông dường như đang ngấp nghé gõ cửa. Bốn mùa luân chuyển tuy thật đẹp nhưng thời điểm cuối Thu, đầu Đông thường sẽ khiến da dẻ khô hơn. Để giúp tăng cường dưỡng chất, giúp da bớt khô, ăn nhiều loại 1 loại củ vào thời điểm này sẽ giúp bạn dưỡng ẩm cho da. Không chỉ giúp da khỏe hơn, mềm hơn mà khi đông đến, da cũng chẳng lo bị khô đến tróc vảy.
Loại củ làm nên điều kỳ diệu đó là củ mài. Củ mài không chỉ giàu dinh dưỡng giúp bồi bổ lá lách, dạ dày mà còn giúp dưỡng ẩm cho phổi.
Một bát canh củ mài hầm xương là gợi ý tuyệt vời giúp bạn xua đi cái mưa lạnh của buổi tối se lạnh.
Sườn hầm củ mài
Nguyên liệu:
- Củ mài tươi: 500 gram
- Sườn non hoặc xương cục/ xương đuôi heo: 350 gram
- Gia vị: Muối, hạt nêm,...
- Hành tươi, mùi tàu, gừng tươi
Thực hiện:
- Củ mài gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Có thể thái khoanh tròn hoặc thái con chì.
Lưu ý: Củ mài có nhớt và dễ gây ngứa, bạn có thể đeo găng tay khi gọt để tránh dị ứng nếu da mẫn cảm.
- Sườn rửa sạch, chần qua nước sôi.
- Phi hành, cho sườn vào xào săn, nêm gia vị và thêm gừng thái chỉ. Đổ nước mức vừa ăn vào nồi, hầm khoảng 30-45 phút để xương có vị ngọt tự nhiên. Hạ nhỏ lửa, cho củ mài vào hầm thêm khoảng 7 phút. Sau đó nêm nếm gia vị lại một lần nữa. Tắt bếp và cho hành tươi, rau mùi thái nhỏ vào.
Chúc bạn có làn da mềm mịn sau khi thực hiện thành công món củ mài hầm xương nhé!
Theo Đông y, củ mài có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tì vị, bổ thận. Với những người mất khẩu vị, chán ăn, ho khan, củ mài được sử dụng như một loại thuốc.
Ngoài ra, củ mài rất giàu dưỡng chất giúp bồi bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và chữa suy nhược cơ thể. Không chỉ vậy, chất nhầy trong củ mài có tác dụng rất tích cực với hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, củ mài còn là vị thuốc tốt để giúp hạn chế tình trạng cáu gắt, bốc hỏa do tiền mãn kinh ở phụ nữ. Sử dụng củ mài như một chất ẩm dưỡng da mịn màng, trẻ khỏe cũng được nhiều người áp dụng.