Gần đây, một người mẹ trung niên họ Lý có 3 đứa con đã chia sẻ câu chuyện nuôi dạy của mình cũng như thắc mắc về việc chiều cao của những đứa trẻ lên mạng xã hội và thu hút nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Theo đó, cô Lý cho biết, cô có 3 đứa con gái, 2 bé lớn đều cao trên 1,65m, tuy nhiên bé út chỉ cao 1,4m. Gia đình cô Lý ai cũng có dáng người cao ráo nhưng đối với đứa con thứ 3 lại có sự thay đổi bất ngờ.
Cô Lý đã đến gặp các chuyên gia sức khỏe để xin lời khuyên, họ nói rằng bên cạnh sự ảnh hưởng của gen thì việc ăn uống ngủ nghỉ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chiều cao của một đứa trẻ. Theo các chuyên gia, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não cũng như chiều cao của trẻ em. Trong đó có 2 khung thời gian quan trọng sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ, bố mẹ lưu ý không nên làm gián đoạn 2 khung giờ này.
Khung thứ 1: Từ 4 giờ đến 7 giờ sáng
Trong cuộc sống hằng ngày, hầu hết những đứa trẻ đều ngủ say vào khung giờ từ 4 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Tuy nhiên, sẽ có một số trẻ em phải dậy trước 7 giờ vì phải đi học sớm, hoặc thậm chí sớm hơn. Các chuyên gia cho biết, đây là khung giờ hoàn hảo cho sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ. Nếu như trẻ có thể ngủ sâu và trọn vẹn khung giờ này sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực lâu dài cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, nếu như có sự lựa chọn khác thì bố mẹ hãy cố gắng đừng đánh thức trẻ dậy trong khung giờ này. Hãy để chúng tận hưởng trọn vẹn những lợi ích tuyệt vời mà khung giờ này mang lại. Nếu đứa trẻ luôn trong tình trạng ngủ không đủ giấc một thời gian dài thì chiều cao và não bộ sẽ không phát triển toàn diện như các bạn bè cùng trang lứa.
Khung thứ 2: Từ 11h giờ khuya đến 2 giờ sáng
Ngày nay khi thời buổi công nghệ hiện đại phát triển thì những đứa trẻ cũng được tiếp cận nhiều phương tiện giải trí như máy tính hay điện thoại di động. Chính vì vậy mà thời gian ngủ vào ban đêm của chúng cũng có nhiều sự thay đổi so với trước đây. Các bậc phụ huynh nên biết rằng, những đứa trẻ trong độ tuổi trưởng thành đều cần phải có một chế độ ngủ nghỉ hợp lý. Không ít gia đình cho con không gian riêng nhưng không thể kiểm soát được giấc ngủ của chúng.
Có những đứa bé thức qua 11h giờ, thậm chí 12 giờ mới đi ngủ thì sẽ khiến đồng hồ sinh học của chúng bị đảo lộn. Việc những đứa trẻ không ngủ trước 11 giờ sẽ trì hoãn thời gian thức dậy của chúng. Theo các chuyên gia, khoảng thời gian từ 11 giờ khuya đến 2 giờ sáng là khung giờ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đây là khung giờ mà nhiều cơ quan của cơ thể đi vào trạng thái ngủ và hormone tăng trưởng bên trong sẽ thực hiện vai trò của chính nó. Nếu trẻ không ngủ vào thời điểm này, chức năng hormone sẽ kém hơn và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ cũng như chiều cao thể chất.
(Nguồn: Sohu)