Khi trẻ ăn, cha mẹ không chỉ phải lo lắng chuyện trẻ ăn ít hay nhiều mà còn cả thói quen ăn uống của trẻ nữa. Bởi theo các chuyên gia, trẻ lúc nhỏ ăn không ngoan thì lớn lên cũng dễ trở thành người thiếu lễ nghi trên bàn ăn.

Không ít bậc phụ huynh cho rằng chỉ cần lớn hơn một chút, con sẽ tự động có thói quen ăn uống tốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những quy tắc trên bàn ăn cần được hình thành từ bé.

Tiểu Bảo là một cậu nhóc năm nay lên 5 tuổi. Ở nhà, bà là người cưng Tiểu Bảo nhất. Bà nuôi Tiểu Bảo vừa trắng trẻo vừa bụ bẫm, nhưng cũng vì quá chiều mà bà khiến Tiểu Bảo mắc phải không ít tật xấu.

Có 3 hành vi này trên bàn ăn, trẻ lớn lên EQ sẽ rất thấp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giờ cơm hôm đó, Tiểu Bảo kéo hết những món cậu bé thích về phía mình rồi nói rằng sẽ không cho ai ăn hết.

Mẹ của Tiểu Bảo rất không vui với hành động của con. Sau một hồi khuyên răn nhẹ nhàng không được, cô đã dùng biện pháp mạnh. Vì bình thường được bà chiều quen thói, Tiểu Bảo bắt đầu òa khóc. Bà Tiểu Bảo thương cháu nên liên tục dỗ dành, thậm chí còn trách ngược lại mẹ Tiểu Bảo đừng vì chuyện cỏn con này mà mắng con.

Mẹ của Tiểu Bảo không đồng tình, theo cô, thói quen tốt của trẻ nên được hình thành ngay từ khi con nhỏ. Cô quả quyết từ giờ phải đặt ra những quy tắc nghiêm khắc hơn trên bàn ăn cho Tiểu Bảo để cậu bé có thể thay đổi tật xấu của mình. Bà Tiểu Bảo dù xót cháu nhưng cuối cùng cũng đành đồng ý vì bà biết làm vậy mới tốt cho cháu mình.

Theo giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn, nếu trẻ có 3 hành động như dưới đây lúc ăn chứng tỏ EQ của trẻ rất thấp, cha mẹ cần lưu ý.

3 hành vi trên bàn ăn chứng tỏ trẻ có EQ không cao

1. Chỉ biết ăn một mình

Trẻ em luôn là con cưng của cả gia đình, điều này dẫn đến việc nhiều trẻ có thói ăn uống đầy ích kỷ, tức là giành hết đồ ăn về phía gần mình, thậm chí là đặt trong bát mình.

Đây là hành vi rất bất lịch sự trên bàn ăn. Nếu cha mẹ không kịp thời sửa chữa, sau này con cái sẽ dễ bị cho là có EQ thấp.

Có 3 hành vi này trên bàn ăn, trẻ lớn lên EQ sẽ rất thấp - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

2. Thích nói chuyện

Thích nói chuyện, hoạt ngôn không phải điều xấu, tuy nhiên nói quá nhiều khi ăn lại là chuyện khác. Người xưa có câu ăn không nói, ngủ không nói, đây là phép tắc thường thức đã có từ lâu.

Nếu trẻ quen nói huyên thuyên trong khi ăn, không những dễ bị nghẹn thức ăn mà còn làm phiền những người ngồi ăn cùng bàn. Thói quen nói chuyện trong khi ăn của trẻ có thể không ảnh hưởng nhiều khi trẻ còn nhỏ, nhưng nếu không sửa thói quen này thì khi lớn lên, trẻ sẽ trở thành người có EQ thấp trong mắt người khác.

3. Bới loạn đồ ăn khi gắp đồ

Khi trẻ ăn ở nhà, cha mẹ thường để trẻ tự chọn món mình thích, vì vậy nhiều trẻ có thói quen bới tung đồ ăn để chọn phần mình thích. Thực tế, đây là hành động cực kỳ thô lỗ và bất lịch sự.

Khi trên bàn ăn có nhiều người, nếu trẻ cứ bới loạn đồ ăn sẽ gây ảnh hưởng đến người khác. Không chỉ bị nghĩ là có EQ thấp, trẻ thậm chí còn bị gán mác "thiếu tu dưỡng".

Cha mẹ nên rèn luyện cho quen những thói quen ăn uống nào?

Không cha mẹ nào muốn thấy con mình bị người khác chê là có Eq thấp. Ăn uống là hoạt động thường ngày nhất, vậy nên cha mẹ cần chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống cho con mình càng sớm càng tốt.

1. Không làm những việc không liên quan khác trong khi ăn

Cha mẹ nên dạy con từ bé rằng không nên làm những việc không liên quan khác trong khi ăn, vì việc tập trung ăn uống không chỉ có lợi cho sức khỏe của bản thân mà còn là dấu hiệu tôn trọng người khác trong bàn ăn.

Những đứa trẻ rèn được thói quen tốt này không chỉ ăn ngon miệng hơn mà cũng không bị đánh giá là EQ thấp nữa.

Có 3 hành vi này trên bàn ăn, trẻ lớn lên EQ sẽ rất thấp - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

2. Không tùy tiện gắp đồ ăn cho người khác

Nhiều bậc cha mẹ thường khuyến khích con gắp đồ cho người lớn tuổi trong nhà vì nghĩ rằng việc này thể hiện sự hiếu thảo, tôn trọng. Thế nhưng, cha mẹ cũng nên dạy con rằng khi ăn cùng những người không quá quen thuộc, tốt nhất là không nên gắp đồ ăn cho họ.

Bởi vì nếu bạn gắp đồ ăn mà không biết sở thích ăn uống của người kia thì có thể bạn sẽ chọn đúng món mà người kia không thích, thậm chí bị di ứng. Như vậy chẳng khác nào "chữa lợn lành thành lợn què".

Nguồn: aboluowang