Phỏng vấn xin việc đối với các ứng viên mà nói luôn mang một áp lực tâm lý vô hình, nhất là nếu đó là lần đầu ứng viên đi phỏng vấn, hoặc đã rất lâu rồi mới quay lại con đường tìm việc. Ngày nay, với sự cạnh tranh rất cao, vì thế nhà tuyển dụng cũng có những tiêu chí khắt khe, thậm chí là những câu hỏi “độc lạ” với mục đích tìm ra những ứng viên xuất sắc không chỉ về mặt chuyên môn mà còn ở khả năng tư duy giao tiếp.

Do đó, ứng viên tìm việc hiện nay cũng sẽ có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng, để thể hiện tốt nhất mọi mặt của bản thân của mình trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng và trở thành người được chọn cuối cùng.

“Có 5 chiếc bút, cho mượn 2 chiếc hỏi còn mấy chiếc?”: Trả lời còn 3 chiếc, ứng viên bị loại ngay lập tức  - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Lâm Hạ vừa tốt nghiệp đại học đã quyết định nộp hồ sơ đến các công ty đang tuyển dụng. Sau khi chờ đợi một thời gian, cuối cùng cũng có một công ty gửi cho Lâm Hạ lịch hẹn phỏng vấn. Vì đây là công ty đầu tiên sau khi tốt nghiệp, thế nên Lâm Hạ vừa vui mừng lại có chút hồi hộp. Để thể hiện sự chuyên nghiệp, cô chủ động đến trước buổi phỏng vấn 20 phút. Sau khi đến công ty, Lin Xia vô cùng bất ngờ khi thấy có đến 4, 5 ứng viên khác cũng chờ đợi để được phỏng vấn cho cùng vị trí ứng tuyển. Dù cảm thấy lo lắng, hồi hộp và áp lực bởi sự cạnh tranh cao, thế nhưng Lâm Hạ vẫn có niềm tin rằng mình sẽ làm được.

Nhà tuyển dụng thông báo buổi phỏng vấn chính thức gồm ba vòng. Sau hai vòng đầu tiên, một số ứng viên đã không vượt qua bài kiểm tra và cuối cùng phải ra về. Lâm Hạ may mắn hơn đã cùng hai ứng viên khác vượt qua hai vòng đầu để đến với vòng quyết định thứ ba. Trong vòng cuối cùng, cả ba ứng viên sẽ cùng lúc gặp nhà tuyển dụng để thực hiện bài kiểm tra mang tính tư duy giao tiếp ứng xử: “Ví dụ, trong tay tôi hiện nay có 5 chiếc bút bi, và tôi sẽ đưa cho bạn 2 bút bi. Vậy tôi còn lại bao nhiêu chiếc?".

Ứng viên đầu tiên đứng dậy trả lời là một cô gái vừa mới tốt nghiệp, bằng tuổi với Lâm Hạ. Cô không ngờ một công ty lớn như thế lại kiểm tra với một câu hỏi quá đơn giản. Thế nên cô đã không ngần ngại trả lời: “Đương nhiên là còn 3 chiếc rồi ạ, 5 trừ 2 là bằng 3.” Nói xong cô cười thỏa mãn. Nhà tuyển dụng chỉ gật đầu với câu trả lời này mà không bày tỏ quan điểm của mình.

“Có 5 chiếc bút, cho mượn 2 chiếc hỏi còn mấy chiếc?”: Trả lời còn 3 chiếc, ứng viên bị loại ngay lập tức  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ứng viên thứ hai là một thanh niên có ngoại hình ưa hình, và dường như có kinh nghiệm phỏng vấn dày dặn hơn. "Câu trả lời của em cũng là 3 chiếc ạ. Sau khi cho mượn 2 trong số 5 bút bi, trên tay anh còn lại 3 bút bi". Nói xong, ứng viên này cảm ơn nhà tuyển dụng và ngồi xuống sau khi nói xong. Nhà tuyển dụng chỉ gật đầu mỉm cười, nhưng vẫn không nói gì.

Người cuối cùng trả lời phỏng vấn là Lâm Hạ, lúc này cô có chút áp lực. Cô chậm rãi đứng dậy, nhìn nhà tuyển dụng và nói: "Em nghĩ còn lại vẫn là 5 chiếc bút bi. Mặc dù anh đã cho em mượn 2 chiếc, nhưng điều đó không có nghĩa là số bút sau khi anh cho em mượn đã thuộc về em. Em chỉ mượn và vẫn phải trả lại cho anh. Vì vậy, mặc dù 2 cây bút đó đã được cho mượn, nhưng cuối cùng bút vẫn là của anh và anh vẫn còn 5 chiếc”.

“Có 5 chiếc bút, cho mượn 2 chiếc hỏi còn mấy chiếc?”: Trả lời còn 3 chiếc, ứng viên bị loại ngay lập tức  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nhà tuyển dụng sau khi nghe Lâm Hạ trình bày, như tìm được “chân lý”, anh ta lập tức đứng dậy vỗ tay khen ngợi cô: "Đúng vậy, có 5 chiếc bút. Ý tưởng của cô rất đúng. Cô đã được nhận với câu trả lời thông minh này. Ngày mai hãy đến làm việc ngay và luôn nhé". Lâm Hạ vui mừng khôn xiết. Cô không ngờ rằng câu trả lời của mình thực sự đã vượt qua những ứng viên có kinh nghiệm dày dặn khác và vượt qua buổi phỏng vấn một cách thành công. Về phía hai ứng viên còn lại cũng trầm trồ trước câu trả lời của Lâm Hạ. Họ hiểu lý do mình không được nhận bởi vì suy nghĩ của bản thân còn quá đơn giản, chưa nhìn ra được ẩn ý trong câu hỏi cũng như chưa đưa ra được câu trả lời mà nhà tuyển dụng mong muốn. 

Để trở nên nổi bật nhất trong một dàn các ứng viên khác, hãy tự tin và đảm bảo bạn không chỉ hiểu rõ về công việc chuyên môn mà còn ở thái độ và tư duy giải quyết vấn đề. Đây là bí kíp để bạn có thể vượt qua mọi vòng phỏng vấn dù có khó và căng thẳng đến thế nào.