Hệ tiêu hóa là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Về cơ bản, hệ tiêu hóa gồm một ống dài khoảng 9m, kéo dài bắt đầu từ miệng, xuống thực quản, qua dạ dày, đến ruột non và cuối cùng là ruột già. Trong đường ruột có rất nhiều vi khuẩn có lợi cũng như vi khuẩn gây hại nhưng chúng lại tạo ra được một sự cân bằng. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của đường ruột và toàn bộ cơ thể của con người.

Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, hệ tiêu hóa cũng như đường ruột không còn làm tốt chức năng của nó nữa, từ đó nó gây ra những vấn đề với sức khỏe.

Thực tế, bất kì ai trong số chúng ta đều có thể gặp những rắc rối với hệ tiêu hóa ở một vài thời điểm trong cuộc sống. Khi đó, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt như vốn chức năng của nó và gây ra các triệu chứng bệnh như: táo bón, tiêu chảy, sình bụng, chậm tiêu hóa, chứng ợ nóng, sôi bụng và những cơn đau về dạ dày... 

Đáng tiếc là không ít người lại không mấy chú trọng khi gặp các rắc rối này vì nghĩ đó là điều... đơn giản. Nếu chúng ta không chú ý điều trị, bệnh sẽ nặng, hệ tiêu hóa càng suy giảm chức năng và gây ảnh hưởng rất xấu cho sức khỏe. 

Vì vậy, điều quan trọng là phải giữ cho hệ tiêu hóa của bạn được khỏe mạnh và hoạt động 1 cách có hiệu quả. Để làm được điều này, bạn cần nắm được cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa.

Cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa 1
Hệ tiêu hóa. Ảnh Internet.




Nếu thấy những dấu hiệu SOS như sau, chị em không nên bỏ qua nhé
Cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa 2