Theo Sohu đưa tin, có một sinh viên 22 tuổi tên là Tiểu Lưu, cao 1m65, nặng 50kg, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn gần đây phải nhập viện vì liên tục gặp rắc rối với bệnh viêm phụ khoa. Cụ thể, âm đạo của Tiểu Lưu xảy ra tình trạng tiết dịch có mủ và máu, mỗi ngày một tồi tệ hơn. Dù trước đây cô có được bác sĩ kê đơn thuốc nhưng vẫn không khỏi bệnh.

Cô gái 22 tuổi liên tục bị viêm phụ khoa mãi không khỏi, đi khám bác sĩ hốt hoảng vì điều bất thường ở âm đạo  - Ảnh 1.

Âm đạo của Tiểu Lưu xảy ra tình trạng tiết dịch có mủ và máu, mỗi ngày một tồi tệ hơn. (Hình minh họa)

Vào tháng trước, Tiểu Lưu có đến Bệnh viện Trung ương Chu Châu để điều trị bệnh phụ khoa. Chẩn đoán bệnh ban đầu là viêm âm đạo và có xuất hiện u nang âm đạo.

Tuy nhiên sau đó, bác sĩ Tư Quỳnh, trưởng Khoa phụ khoa của bệnh viện đã tiến hành kiểm tra phụ khoa một cách tỉ mỉ cho cô gái và phát hiện ra ở vị trí u nang âm đạo có một lỗ nhỏ, chỉ lớn hơn mắt kim một chút, ở lỗ này đang có chất lỏng như máu kinh nguyệt chảy ra.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bác sĩ Tư Quỳnh suy đoán bệnh nhân không thực sự bị u nang mà đó chỉ là u nang giả, hình thành do bị ứ máu, được coi là một vách ngăn âm đạo.

Cô gái 22 tuổi liên tục bị viêm phụ khoa mãi không khỏi, đi khám bác sĩ hốt hoảng vì điều bất thường ở âm đạo  - Ảnh 2.

Bác sĩ Tư Quỳnh.

Không chần chừ thêm, vị trưởng khoa quyết định ngay lập tức làm siêu âm màu vùng chậu và siêu âm màu hệ thống tiết niệu cho bệnh nhân Tiểu Lưu. Cuối cùng, cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng cô gái có 2 tử cung, chỉ có 1 quả thận và 1 niệu đạo.

Đây là hội chứng vách ngăn âm đạo, cần phải được phẫu thuật bởi một trong 2 tử cung đang chứa khối máu ứ, kích thước lớn. Một vách ngăn chạy dọc theo âm đạo rồi dính xiên vào thành âm đạo, chặn đường thoát máu kinh trong tử cung này, gây nhiễm trùng có mủ và máu.

Sau một loạt các chuẩn bị trước phẫu thuật, nhóm phẫu thuật của bác sĩ Tư Quỳnh đã tiến hành phẫu thuật cắt vách ngăn âm đạo cho Tiểu Lưu. Sau khi điều trị và chăm sóc tích cực, Tiểu Lưu cuối cùng cũng được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Vì sao vách ngăn âm đạo lại được hình thành?

Bác sĩ Tư Quỳnh chia sẻ, trong quá trình hình thành phôi thai, bé gái sẽ trải qua một loạt các bước để hình thành tử cung, âm đạo. Tuy nhiên, do gen di truyền hay nhiễm sắc thể, một số bé sẽ hình thành biến dạng tử cung, ví dụ như cổ tử cung kép, âm đạo có vách ngăn, không có tử cung…

Tử cung có vách ngăn được cho là loại bất thường ở tử cung phổ biến nhất, ước tính hơn một nửa các vấn đề về phát triển bất thường của tử cung liên quan đến vách ngăn.

Cô gái 22 tuổi liên tục bị viêm phụ khoa mãi không khỏi, đi khám bác sĩ hốt hoảng vì điều bất thường ở âm đạo  - Ảnh 4.

Phụ nữ có tử cung có vách ngăn có nguy cơ sảy thai và sảy thai nhiều lần. Mang thai xảy ra trong tử cung với bất kỳ loại phát triển bất thường nào làm tăng nguy cơ sinh non, mổ lấy thai, biến chứng chảy máu sau khi sinh, ngôi ngược.

Tử cung có vách ngăn thường không có bất kỳ triệu chứng nào, nó thường chỉ được chẩn đoán sau khi điều tra nguyên nhân sảy thai hoặc đi khám vì vấn đề sức khỏe khác.

Điều trị tử cung có vách ngăn như thế nào?

Tử cung có vách ngăn có thể được điều trị bằng một phẫu thuật gọi là phẫu thuật chỉnh hình (metroplasty) được thực hiện cùng với nội soi buồng tử cung, cho phép bác sĩ điều trị thực hiện trong tử cung mà không cần phải mở bụng.

Trong quá trình nội soi buồng tử cung, một dụng cụ được chiếu sáng được đưa vào âm đạo, qua cổ tử cung và vào tử cung. Một dụng cụ khác cũng được đưa cùng vào để cắt và loại bỏ vách ngăn.

Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu và thường mất khoảng một giờ. Đối với người bệnh chọn kỹ thuật điều trị này thường có thể về nhà trong ngày.

Sau phẫu thuật, từ 50 đến 80% phụ nữ có tiền sử sảy thai sẽ tiếp tục mang thai khỏe mạnh trong tương lai. Ở những phụ nữ trước đây không thể mang thai, tối đa 20% có thể có thể mang thai sau thủ thuật này.

Theo Sohu