Vào một sáng chủ nhật, Tiểu Dương, 23 tuổi đang ngủ nhưng bị đánh thức bởi cơn buồn tiểu. Tuy nhiên cô lại không muốn rời khỏi chiếc giường êm ái, ấm áp nên cố nhịn tiểu rồi tiếp tục ngủ. 10 giờ sáng, Tiểu Dương vì cảm thấy bàng quang của mình căng tức đến mức muốn "nổ tung". Không thể chịu đựng thêm được nữa, cô liền đứng dậy lao vào nhà vệ sinh.

Nhưng vừa mới đi vệ sinh xong, một cơn đau ập đến ở bụng. Tiểu Dương phải nằm lại trên giường nghỉ ngơi. Đến 2 giờ chiều, cơn đau vẫn chưa thuyên giảm. Người bạn cùng phòng vội vàng đưa Tiểu Dương đến Bệnh viện nhân dân số 3 thành phố Vân Nam để điều trị.

Cô gái 23 tuổi phải nhập viện cấp cứu, chỉ vì… nhịn tiểu - Ảnh 1.

Cô gái phải vào viện cấp cứu vì đau bụng

Sau khi tiếp nhận, Bác sĩ Lý Đào, thuộc Khoa Sản phụ khoa được biết, kinh nguyệt của Tiểu Dương tương đối đều đặn, cô đang trong giai đoạn hoàng thể (còn gọi là giai đoạn sau rụng trứng). Sau khi loại trừ khả năng mang thai, bác sĩ chỉ định khám phụ khoa và tiết niệu cho Tiểu Dương.

Siêu âm cho thấy có một lượng lớn chất lỏng tích tụ trong khoang bụng dưới và khoang chậu, đồng thời nghi ngờ có nguy cơ vỡ cơ quan trong khoang bụng, siêu âm qua ngã âm đạo cho thấy đường viền của buồng trứng phải không rõ ràng. Bác sĩ cho rằng Tiểu Dương có thể đã bị vỡ hoàng thể và gây ra một lượng lớn máu trong khung chậu.

Vỡ hoàng thể là gì?

Vỡ hoàng thể là tình trạng cấp tính thường gặp ở phụ nữ, thường có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn, bứt rứt… Trường hợp nặng có thể bị sốc xuất huyết, nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào.

Sau khi kiểm tra kết quả khám, bác sĩ Lý Đào đã chích lấy 10ml dịch màu đỏ sẫm không đông máu để xét nghiệm, kết quả chẩn đoán là vỡ u nang hoàng thể buồng trứng. Sau đó, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật, xác nhận u nang hoàng thể buồng trứng phải của Tiểu Dưng có một lỗ hở kích thước 0,5mm đang chảy máu và xuất huyết vùng chậu lên tới 500ml.

Cô gái 23 tuổi phải nhập viện cấp cứu, chỉ vì… nhịn tiểu - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

May mắn thay, việc phát hiện và phẫu thuật kịp thời, sau khi khối u vỡ được bóc tách và khâu vết thương, tình trạng sức khỏe của Tiểu Dương đã ổn định. Tiểu Dương thắc mắc: "Tôi không làm gì cả, tại sao hoàng thể lại vỡ ra được?"

Bác sĩ Lý Đào nói với Tiểu Dương rằng: Giai đoạn giữa rụng trứng và bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo được gọi là giai đoạn hoàng thể. Các nang rỗng được chuyển đổi thành hoàng thể (corpus leteum) trong giai đoạn này, hoàng thể tạo ra số lượng lớn progesterone và một số estrogen. Các hormone trong giai đoạn này có vai trò quan trọng trong thai kỳ.

Hoàng thể có kết cấu mỏng manh, thiếu tính đàn hồi và có nhiều mạch máu bên trong. Hoàng thể rất dễ bị chảy máu và vỡ dưới những tác động bên ngoài như vận động gắng sức, giao hợp hoặc thậm chí hắt hơi. Tiểu Dương dù không vận động mạnh nhưng lại nhịn tiểu quá lâu, áp lực lên bàng quang giảm đột ngột sau khi cô đi vệ sinh, dẫn đến vỡ hoàng thể.

Sau khi hoàng thể bị vỡ, máu sẽ từ từ dồn về khung chậu và khoang bụng, gây đau bụng dữ dội; trong trường hợp bình thường, máu sẽ đông lại sau khi thể vàng bị vỡ, có thể phục hồi được bằng cách điều trị bảo tồn thông thường. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị rối loạn chức năng đông máu, sau khi hoàng thể bị vỡ, máu không tự đông được sẽ gây chảy máu ồ ạt, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Vì vậy, nếu phụ nữ bị đau bụng dữ dội thì nên đi khám kịp thời để khám phụ khoa, tránh bỏ sót thời điểm điều trị tốt nhất.

Tác hại của việc nhịn tiểu

Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy các y tá vì tính chất công việc nên thường xuyên nhịn tiểu. Kết quả là bàng quang họ có khả năng trữ nước tiểu gần gấp đôi người bình thường.

Cô gái 23 tuổi phải nhập viện cấp cứu, chỉ vì… nhịn tiểu - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Khi nhịn tiểu thường xuyên, không chỉ bàng quang mà các cơ vòng bên ngoài bàng quang cũng bị kéo căng. Những cơ này rất quan trọng, có chức năng giúp bàng quang giữ nước tiểu để tránh chúng bị rò rỉ ra ngoài.

Nếu nhịn tiểu nhiều và việc này diễn ra thường xuyên trong nhiều năm, thì cơ thể có thể sẽ không còn khả năng kiểm soát được các cơ vòng bên ngoài bàng quang. Kết quả khiến nước tiểu thường xuyên bị rò rỉ. Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến với sức khỏe, bao gồm nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang hay thận rất cao.

Ngoài ra, việc giữ một lượng lớn nước tiểu trong bàng quang quá lâu cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn có hại trong nước tiểu, gây ra hàng loạt chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang.

Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn. Do đó, việc giữ nước tiểu lâu còn dễ dẫn tới nguy cơ sỏi thận và suy thận sau một thời gian.

(Nguồn: QQ)

https://afamily.vn/co-gai-23-tuoi-phai-nhap-vien-cap-cuu-chi-vi-nhin-tieu-20220312164552097.chn