Cô gái 24 tuổi bị đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên thức khuya

Tiểu Vương (*), 24 tuổi, được đưa đến khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến, Trung Quốc). Bệnh nhân kể, khoảng 9 giờ sáng, cô đột nhiên cảm thấy nửa người bên trái nặng trịch, dù có cố gắng thế nào cũng không thể cử động. Cô ngay lập tức được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Cô gái 24 tuổi bị đột quỵ, liệt nửa người vì duy trì 1 thói quen giới trẻ hiện rất thích làm - Ảnh 1.

Cô gái 24 tuổi bị đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên thức khuya. (Nguồn: Sohu)

Bác sĩ dùng thanh gỗ kéo 2 bên cơ thể, cô chỉ cảm thấy hơi đau ở bên phải cơ thể, còn bên trái thì như khúc gỗ, không cảm giác gì. Trong khi Tiểu Vương đang đi chụp CT, BS Lâm Bình Na (người trực tiếp điều trị cho Tiểu Vương) hỏi dồn dập: "Em làm nghề gì? Em có thường xuyên làm thêm giờ và thức khuya không?".

Lúc này, Tiểu Vương mới trả lời cô làm công việc bán hàng. Tuy cô không làm thêm giờ thường xuyên nhưng có thức khuya. Đây đã là thói quen khó bỏ trong nhiều năm nay. 

Mới tối hôm trước, cô còn ngồi chơi đến 1 giờ sáng rồi mới lên giường đi ngủ. Thức khuya là thói quen thường thấy ở giới trẻ. Tiểu Vương cũng không ngoại lệ. Nhưng cô không thể ngờ, có ngày mình phải nhập viện vì đột quỵ do duy trì thói quen tai hại này.

BS Lâm Bình Na chia sẻ, bệnh nhân có thể bị chứng phình động mạch. Tuy trông nhỏ bé nhưng thực chất nó là một "quả bom hẹn giờ". Khi nó vỡ ra và chảy máu, bạn sẽ đột nhiên bị đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn mửa. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị rối loạn ý thức và nguy hiểm đến tính mạng.

Cô gái 24 tuổi bị đột quỵ, liệt nửa người vì duy trì 1 thói quen giới trẻ hiện rất thích làm - Ảnh 3.

BS Lâm Bình Na chia sẻ, bệnh nhân có thể bị chứng phình động mạch. (Ảnh: Sohu)

Nói chung, huyết áp cao, xơ vữa động mạch hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, hút thuốc, uống rượu... đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Sau khi Tiểu Vương biết được kết quả, phản ứng đầu tiên của cô là hơi nhắm mắt lại, nghiêng đầu, không giao tiếp bằng mắt với bác sĩ. BS Lâm Bình Na nhanh chóng trấn an: "Đừng lo lắng quá, việc này còn chưa có chẩn đoán đầy đủ, chúng ta sẽ đợi bác sĩ phẫu thuật não tới, cùng nhau xem xét tình hình".

Sau khi bác sĩ rời đi, Tiểu Vương liền bật khóc, vô cùng hối hận cho thói quen sống buông thả của bản thân.

Theo giới chuyên gia, thời gian ngủ nên được duy trì 7-8 giờ mỗi đêm. Hiện tại, hầu hết mọi người đều không đạt được tiêu chuẩn này, nhất là các bạn trẻ cậy mình khỏe, thức khuya vì nhiều lý do.

Cô gái 24 tuổi bị đột quỵ, liệt nửa người vì duy trì 1 thói quen giới trẻ hiện rất thích làm - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Thức khuya lâu ngày, không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến căng thẳng tinh thần quá mức, cơ thể không được nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ để sửa chữa những tổn thương trong ngày. Điều này gây co mạch và huyết áp cao bất thường... Nó cũng dễ dẫn đến máu đặc, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não, đột quỵ cực cao.

Ngoài thức khuya, hút thuốc và uống rượu khuyên mọi người nên từ bỏ những thói quen không ngờ sau dễ gây đột quỵ

1. Ít vận động trong thời gian dài

Ngồi lâu đã trở thành một hiện tượng rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Nhiều người ngồi trước máy tính hàng giờ sau làm việc, ngồi trên ghế sofa, xem điện thoại di động và TV. Thói quen này tạo cơ hội cho sự hình thành cục máu đông.

Nghiên cứu cho thấy, cứ 1 giờ ngồi kéo dài, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu tăng thêm 10%. Vì vậy, dù ở trong môi trường nào, bạn cũng phải hạn chế ngồi lâu, đồng thời xoay khớp mắt cá chân một cách thích hợp để thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở chi dưới.

Cô gái 24 tuổi bị đột quỵ, liệt nửa người vì duy trì 1 thói quen giới trẻ hiện rất thích làm - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Dù trẻ hay già đều nên tập thể dục thường xuyên. Điều này thúc đẩy quá trình lưu thông máu và trao đổi chất của cơ thể, ngăn ngừa cục máu đông, phòng tránh đột quỵ.

2. Ăn uống không điều độ

Quá nhiều "rác" trong máu cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra cục máu đông. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do ăn uống.

Nếu bạn thường xuyên ăn nội tạng động vật, đồ chiên, bánh ngọt, trà sữa, thịt nướng và các thực phẩm kém lành mạnh khác, nó có thể đẩy nhanh quá trình lắng đọng lipid trong mạch máu, khiến máu quá dính, dễ hình thành huyết khối.

Do đó hãy chú ý chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp giữa thịt và rau, trái cây tươi một cách hợp lý. Nên tiêu thụ ít nhất 5 loại rau mỗi ngày. Rau rất giàu vitamin C và chất xơ, có thể duy trì tính đàn hồi của mạch máu. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn nhiều thực phẩm giàu kali như chuối, cam, rau bina, cần tây... có thể giúp ổn định huyết áp và giảm độ nhớt của máu.

3. Áp lực tinh thần cao

Mặc dù điều kiện sống của con người hiện đại đã được cải thiện nhưng áp lực công việc, cuộc sống cũng ngày càng gia tăng.

Chịu áp lực cao trong thời gian dài dễ gây ra bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ cứng động mạch, đẩy nhanh quá trình hình thành huyết khối.

(*)Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.