Khi nói đến vấn đề tiền bạc, Erica Leresche (27 tuổi) rất nghiêm túc. Trong ba năm qua, cô đã tiết kiệm được 30.000 đô la (682,7 triệu). Thu nhập của cô mỗi năm là 50.000 đô la (1,1 tỷ). Erica Leresche là một ứng viên trong cuộc khảo sát về tài chính năm 2021. Cô nằm trong top những người được gọi là "tiết kiệm" vì có thể tối đa hóa khoản tiết kiệm hàng năm ít nhất 15% tiền lương.
Leresche đang sử dụng 20% thu nhập của mình cho mục tiêu tiết kiệm để nghỉ hưu. Năm 2021, cô đã tiết kiệm được 19.500 đô la (443 triệu) vào khoản này. Leresche cho rằng kết quả này là do cô được nuôi dạy từ nhỏ.
Gia đình cô đã trải qua một số bất ổn về tài chính, bao gồm cả thời gian họ không có nơi ở. "Khi tôi còn nhỏ, khoảng 3 tuổi, cha mẹ tôi chuyển đến một khu vực khác và không có việc làm. Chúng tôi đã sống trong cảnh vô gia cư trong khoảng tám tháng".
Leresche cũng đã chứng kiến cha mẹ của mình phải vật lộn với vấn đề tài chính như thế nào vì họ "không có bất kỳ loại tiết kiệm hưu trí nào". Điều đó đã dạy cho cô biết cuộc sống cần tới kế hoạch tài chính như thế nào. Thậm chí cách đây 1 tháng, mẹ của Leresche còn mắc covid 19 và phải nằm viện hơn 1 tháng. Tiền viện phí lên tới nửa triệu đô (11,3 tỷ). "Bạn thực sự không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra ”.
Tất cả những điều này khiến tôi muốn bản thân rèn luyện một thói quen chi tiêu và tiết kiệm. "Tôi cố gắng cắt giảm chi phí chi tiêu liên tục để thử thách bản thân,” Leresche nói. Dưới đây là bốn mẹo để cô tự thiết lập cho mình sự ổn định tài chính.
1. Tạo một loại thuế áp đặt lên bản thân
Leresche tự đánh thuế bản thân mình bằng cách: Bất kể số dư thẻ tín dụng là bao nhiêu vào cuối tháng, cô sẽ trả hết số tiền đó và sau đó gửi một số tiền tương đương 10% vào khoản tiết kiệm.
Ví dụ: Nếu bảng sao kê thẻ tín dụng của Leresche là 300 đô la (6,8 triệu), cô ấy sẽ trả hết số tiền đó cộng với khoản tiền 10% là 30 đô la (682k) vào tài khoản tiết kiệm. Cách này giúp tăng tiền tiết kiệm, giảm nhu cầu chi tiêu vì tâm lý không muốn phải trả thêm tiền vào cuối tháng.
2. Không tước đi những thứ cô yêu thích
Khi tìm cách giảm chi phí nhưng cũng đừng tước đoạt những thứ quan trọng. Thay vào đó, Leresche tìm một chi phí ít ảnh hưởng tới hạnh phúc của bản thân và cắt giảm khoản đó. "Tôi thực sự yêu thích cà phê Starbucks, vì vậy tôi sẽ mua một ly cà phê vào buổi sáng. Nhưng tôi sẽ nấu bữa trưa của mình ở nhà và mang đi".
3. Đừng rơi vào "lạm phát lối sống"
Lạm phát lối sống xảy ra khi mức sống của một cá nhân được cải thiện do thu nhập tăng lên và những thứ trước đây được coi là xa xỉ lại trở thành những nhu cầu thiết yếu. Sự gia tăng thu nhập cá nhân khả dụng có thể xảy ra thông qua việc tăng thu nhập hoặc giảm chi phí.
Một đặc điểm nổi bật của lối sống này là sự thay đổi trong suy nghĩ và hành vi, coi việc chi tiêu cho các mặt hàng không quan trọng là một quyền chứ không phải là một sự lựa chọn. Điều này có thể được nhìn thấy trong thái độ cho rằng "mình xứng đáng với điều đó", thay vì nghĩ đến những cơ hội mà việc tiết kiệm tiền sẽ mang lại.
Leresche đã làm việc tại Oregon State Credit Union trong sáu năm và trong thời gian đó, thu nhập của cô đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cô không để điều đó ảnh hưởng đến số tiền mình chi tiêu. "Thu nhập của tôi đã tăng hơn gấp đôi nhưng vẫn giữ mức chi tiêu như ban đầu. Mỗi năm khi được tăng lương hoặc thăng chức, tôi sẽ tự động phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm".
4. Ưu tiên cho các khoản chi dài hạn
Leresche nói: Có rất nhiều kỳ vọng mà người khác có thể đặt vào bạn, nhưng điều quan trọng là phải quyết định xem bạn muốn gì trong dài hạn và bạn sẽ chi trả như thế nào.
Khi chọn chuyên ngành đại học Leresche cũng đã chọn một con đường sự nghiệp được trả lương cao hơn so một nghề mà cô ấy đam mê: "Tôi yêu nghề làm vườn và nghiên cứu sinh học, nhưng công việc hiện tại lại có mức lương cao hơn rất nhiều".
Dù bạn làm gì, cũng đừng để những ưu tiên của người khác thay thế ưu tiên của bạn. "Ưu tiên và quyết định những gì bạn muốn và chỉ những gì bạn muốn vì quyết định của bạn cũng sẽ chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn mà thôi".
Theo grow.acorns