‏Trong thung lũng thị trấn Shigu, Vân Nam, Trung Quốc, có một vùng đất gần như tách biệt hoàn toàn, được núi, sông, rừng rậm và vách đá bao bọc toàn bộ. Chỉ có một cây cầu ván duy nhất kết nối nơi đây với thế giới bên ngoài. ‏

Tại vùng đất này, chỉ có đúng 1 cư dân sinh sống suốt 6 năm. Đó chính là Diệp Tử, một cô gái 33 tuổi, đến từ Nội Mông, Trung Quốc.‏

photo-1681791325941

‏Sau khi tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung Quốc, Diệp Tử từng làm nhiều việc khác nhau, đi nhiều quốc gia trên khắp thế giới, chứng kiến không ít cảnh đời. ‏‏

Mãi tới năm 2016, lần đầu tiên đặt chân tới đây, cô bỗng quyết định ở lại. ‏

‏Cô hỏi thuê 12.000m2 đất, trong đó có 8 mẫu đất canh tác, rồi bắt đầu tự tay xây nhà và trồng trọt, bầu bạn với những động vật nhỏ quanh năm suốt tháng. Cuộc sống của cô gói gọn trong 8 chữ: "Tự cung tự cấp, tiết kiệm, yên bình."‏

‏Lựa chọn cảnh sống giữa núi rừng, ẩn dật và biệt lập như vậy, đương nhiên Diệp Tử vẫn độc thân. Cô ấy đang cố gắng tạo ra một cuộc sống mà hầu hết mọi người không có can đảm để thử trải nghiệm. Đó là một cuộc sống tay làm hàm nhai, tự lập tự cường, nhưng cũng được tự do hoàn toàn.‏

‏Dưới đây là câu chuyện mà chính cô chia sẻ.‏

photo-1681791334575

‏Lần đầu tiên tôi đến thị trấn Shigu là vào mùa đông năm 2016. Vào thời điểm đó, tôi đã rong ruổi khắp thế giới hơn hai năm. Tình cờ, một người bạn thường xuyên đi leo núi, Chu Lỗi, đã rủ tôi đến thăm thú vùng đất này.‏‏

Xe vừa vào thung lũng, cảnh tượng trước mắt đột nhiên thay đổi. Cảm giác về một nơi trú ẩn lý tưởng chỉ có trong mơ nay bỗng hiện ra trước mắt.‏

‏Khu vực đó giống như một "bán đảo" độc lập, được bao quanh bởi một nhánh nhỏ của dòng sông, một bên là vách núi đá, xung quanh là rừng rậm, tách biệt hẳn với đất liền.‏

‏Tại đây, cô quyết tâm dựng nhà, xây dựng một trang trại, trồng rau, nuôi động thực vật, tự cung tự cấp cho chính mình.‏

Cô gái 33 tuổi sống ẩn dật ở vùng núi trọc suốt 6 năm, tự cung tự cấp, "cai quản" 12.000m2 đất - Ảnh 3.

‏Vách đá cheo leo, rừng rậm tươi tốt bao phủ xung quanh.‏

photo-1681791346336

‏Khu vực sinh sống hoàn toàn biệt lập.‏

photo-1681791350343

‏Khung cảnh yên bình, chỉ làm bạn với động vật. ‏

photo-1681791353340

‏Một khu vực nhỏ dùng để thiền định và thư giãn trong âm thanh của tự nhiên.‏

photo-1681791356861

‏Mái nhà xoắn ốc bằng gỗ, sử dụng lực hỗ trợ mà không cần trụ trung tâm.‏

‏Một ngày của tôi sẽ bắt đầu bằng việc đi dạo, và tôi sẽ đi khắp trang trại để quan sát, có vấn đề ở đâu thì bắt đầu từ đó, nhất là khi giao mùa và thời tiết thay đổi, có rất nhiều việc phải làm. ‏

‏Gần đây, tôi bận rộn với việc gieo mạ trong vụ cày xuân. Đôi khi, tôi thức tới tận khuya để nghiên cứu sách tham khảo.‏

‏Đôi khi làm việc mệt mỏi, tôi sẽ ngồi dưới gốc cây đào để thư giãn ngắm nhìn, hoặc chạy ra bờ sông nghe tiếng suối róc rách, hoặc nằm trên bãi cỏ ngắm trăng treo ngọn cây. Nhắm mắt lại và hít thở thật sâu, tôi cảm thấy bản thân rất nhỏ bé, nhưng ngập tràn cảm giác tự do và thoải mái.‏

photo-1681791358929

‏Thỉnh thoảng, tôi không phải nói lấy một lời nào trong nhiều ngày, nhưng tôi không cảm thấy cô độc chút nào.‏‏

Từng có thời điểm tôi quên hẳn sự tồn tại của điện thoại di động. Khi ai đó gửi cho tôi một tin nhắn hoặc cuộc gọi, tôi phải mất nguyên một ngày để trả lời, hay gọi điện lại. ‏

‏Tôi từng thử nhiều cách để thay đổi thói quen xấu này, nhưng mỗi khi bắt tay tập trung làm gì đó, sự tập trung sẽ chiếm lấy toàn bộ tâm trí. Chính cảm giác tập trung đó nuôi dưỡng tinh thần, đem lại nguồn năng lượng lớn cho tôi. ‏

‏Vì thế, tôi dần quen với cuộc sống không điện thoại. ‏

‏Trong trang trại có nhiều động vật hơn người, với một con ngỗng, một con vịt, hai con chó, hai con mèo, một lứa thỏ và bảy con gà. ‏

‏Ngoài việc cho ăn và chăm sóc, chúng cũng cần giao tiếp bằng tình cảm. Tôi thường ngồi với chúng một lúc, vừa nói chuyện vừa vuốt ve vào những buổi chiều rảnh rỗi.‏

‏Sau một thời gian dài ở bên nhau, tôi phát hiện ra rằng mỗi con vật nhỏ đều có cá tính riêng. Ví dụ, chú gà trống trong nhà rất có trách nhiệm với "gia đình", khi con gà mái đẻ trứng, nó là người duy nhất suốt ngày canh giữ bên "vợ con", thậm chí không thèm tìm kiếm thức ăn. Chú ngỗng rất hay báo thù, trong khi chú vịt rất nhút nhát, chú mèo đực rất bám người và bé mèo cái bắt chuột giỏi. Chú chó của tôi làm gì cũng giỏi, nhưng lại không thể "chung sống hòa bình" với ngỗng.

‏Ngôi nhà cũ có diện tích 600 mét vuông, hai thước, có tuổi đời lên tới 6-7 chục năm. Khi mới đặt chân tới đây, ngôi nhà khá cằn cỗi và mục nát. ‏

photo-1681791362694

‏Nơi này không có đường vào, lối vào duy nhất là một cây cầu nhỏ, chỉ rộng bằng ba tấm ván gỗ, mọi vật liệu để sửa sang đều phải dùng sức người chuyển vào. Thị trấn cách đó gần 8 cây số, khiến mỗi lần ra ngoài đều vô cùng mất thời gian.‏

‏Cốt lõi của việc cải tạo chủ yếu là bố trí ngôi nhà và hệ thống xử lý nước. Những điều này đều được tính toán thật kỹ để đảm bảo cho thói quen sống của tôi.‏

photo-1681791365850

‏Bạn bè và tình nguyện viên đã đến để giúp đỡ cải tạo.‏

photo-1681791368247

‏Khu vực sân vườn sau 6 năm từng bước cải tạo.‏

‏Có một con suối trên ngọn núi đối diện và một hồ chứa nước được xây dựng bên dưới nó. Tận dụng sự chênh lệch độ cao giữa hai ngọn núi, nước có thể được đưa vào trang trại mà không cần áp lực của máy bơm. ‏

photo-1681791373524

‏Trong thành phố, nhấn nút một cái, phân và chất thải sẽ biến mất không dấu vết. Nhưng trên một hòn đảo tương đối biệt lập như vậy, mọi thứ mà con người thải ra đều rất "trực quan". ‏‏

Nếu không giảm thiểu và thực hiện tái chế rác thải một cách, chính tôi sẽ trở thành tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất ở vùng đất này. Sự ô nhiễm đó gây hại trực tiếp cho cá nhân tôi đầu tiên.‏

‏Do đó, tôi đã tìm hiểu rất kỹ về cách xây dựng hệ thống lọc nước thải sinh hoạt bằng màng lọc thực vật, xây bể lắng dưới lòng đất với các vi khuẩn kỵ khí và than sinh học. Để kiểm chứng nước xả ra có đủ sạch hay không, tôi ra sông nhặt mấy quả trứng ếch bỏ vào những vũng này, một thời gian sau chúng biến thành nòng nọc, chân từ từ mọc ra, lớn lên khỏe mạnh. ‏

photo-1681791375783

‏Thường xuyên ra bãi sông nhặt rác trôi.‏

photo-1681791378036

‏Tận dụng rác dưới gốc cây lê để tái chế.‏

photo-1681791379708

‏Tái sử dụng chai thủy tinh để tăng ánh sáng và làm luống trồng cây.‏

‏Tôi muốn sống một cuộc sống đơn giản, nhưng mọi chi tiết đều do chính tay tôi xây dựng, và phải góp phần sức lực để giúp hệ sinh thái trái đất tiếp tục được bảo tồn, sinh trưởng.‏

photo-1681791381674

‏*Nguồn: YIT‏