Bác sĩ Hoàng Huy Bằng, phòng khám da liễu Huang Hui Peng Medical Clinics (Trung Quốc) chia sẻ về trường hợp chị Ngọc (31 tuổi) mắc bệnh viêm da rosacea (chứng đỏ mặt) suốt 6 năm và bệnh liên tục tái phát.

Thời gian đầu, chị Ngọc được chỉ định bôi thuốc steroid, sau 4 tháng triệu chứng có cải thiện. Tuy nhiên sau đó, mặt của chị Ngọc bắt đầu xuất hiện mụn nhọt. Khi ngừng sử dụng thuốc steroid, bệnh viêm da của chị Ngọc tái phát và tình hình trở nên nghiêm trọng.

ki-sinh-trung

Sau khi kiểm tra, bác sĩ Hoàng Huy Bằng phát hiện mặt và lông mi của chị Ngọc chi chít ký sinh trùng demodex. Má phải có 528 ký sinh trùng demodex/1cm², lông mi ở mắt trái có 13 con ký sinh trùng demodex. Sau 2 tháng điều trị, tình trạng viêm da của chị Ngọc đã cải thiện.

s03_1024

Trước và sau khi điều trị

Ký sinh trùng demodex sinh tồn nhờ ăn tế bào biểu bì nang lông và lượng dầu tiết ra từ tuyến bã nhờn trên da con người. Nó khiến làn da bị tổn thương, lỗ chân lông to, da trở nên nhạy cảm và yếu ớt.

2

Vào mùa hè, người mắc bệnh viêm da rosacea càng dễ đỏ mặt và nổi mẩn ngứa, đó là do môi trường khí hậu ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng demodex sinh sôi.

Trong số những người mắc bệnh rosacea, cứ 10 người thì 9 người có ký sinh trùng demodex trên da, trường hợp phát bệnh nhiều nhất là phụ nữ từ 30 - 60 tuổi.

Đặc điểm ở người mắc bệnh là mạch máu nhỏ xuất hiện trên da, da ửng đỏ, da có nhiều mụn đỏ, mụn nhọt, bệnh tái phát liên tục. Nhiều người nghĩ đơn giản là họ chỉ bị mụn hoặc da nhạy cảm nên chậm trễ trong quá trình điều trị.

Bác sĩ Hoàng Huy Bằng cho biết: "Hiện tại không có biện pháp ngăn ngừa ký sinh trùng demodex ngoài việc rửa mặt sạch sẽ hằng ngày. Đối với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì có thể khống chế số lượng ký sinh trùng demodex và không để chúng gây ra bệnh. Còn ở nhóm người có hệ miễn dịch yếu và thường sử dụng thuốc steroid sẽ khiến ký sinh trùng demodex gia tăng và gây viêm da".

Theo Topick