Người trẻ vừa mới bước chân vào môi trường công sở thường thiếu rất nhiều yếu tố: kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, ít va chạm, kiến thức cũng như kỹ năng mềm cũng chưa được hoàn thiện khiến cho việc mắc sai lầm là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, chẳng ai có thể hoàn thiện bản thân nếu chưa từng trải qua những va vấp trong công việc.

Và một trong những sai lầm phổ biến nhất của người trẻ đó chính là không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, bốc đồng và dễ nổi nóng để rồi có cách hành xử thiếu chín chắn và khôn ngoan. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân văn phòng, một cô nàng đã có dịp chia sẻ bài học xương máu nhớ đời của bản thân sau cuộc đối thoại “đẫm máu” với sếp. Cụ thể, cô bộc bạch:

Cô gái kể chuyện bật lại khi sếp nữ văng tục rồi nghỉ việc, hội công sở nghe xong tranh cãi gay gắt - Ảnh 1.

“Sau 3 tháng làm việc.

Sếp: Em làm việc kiểu gì đấy, có mỗi chút việc mà cũng không xong. Đầu em chứa cám thôi hả, cái thứ gì cũng đến tay chị. Chị thuê em về để phụ chị mà giờ chị như sai vặt của em à. Làm sao mà chị nhớ hết được, em phải abc (biết nghiệp vụ kế toán, hành chính, đàm phán hợp đồng, đọc bản vẽ autocad, lập trình, viết code, quản lý dự án, logistics, kho vận, thuế, hải quan,… để chị hỏi cái gì là phải phun ra ngày tháng năm sinh của nó, tình trạng như thế nào...). Làm nhân viên mà sướng như em cái gì cũng đến tay Sếp thì chị tin ai cũng muốn được như em vậy.

Mình: Em nghĩ phần đó của bộ phận A, bên A phải đảm bảo đầu ra bên phần họ phụ trách là đúng. Em chỉ sử dụng kết quả đó để làm tiếp chứ em không có thời gian kiểm tra những khâu khác và dù có thời gian thì em cũng không đủ kiến thức để làm.

Cô gái kể chuyện bật lại khi sếp nữ văng tục rồi nghỉ việc, hội công sở nghe xong tranh cãi gay gắt - Ảnh 2.

Sếp: Thế họ đưa gì là em làm luôn à, em là con rối hay hoa hậu thân thiện?

Mình: Vấn đề là mỗi bộ phận có chức năng riêng, sao lại chồng chéo công việc như vậy? Em thấy ôm việc kiểu đó không có hiệu quả.

Sếp: Mấy đứa bây giờ vô trách nhiệm và không chịu cố gắng gì cả. Làm vì team thì phải hỗ trợ bộ phận khác, chứ lo khâu của mình thôi là sao. Em không hòa nhập thì chị nghĩ em không thể làm ở công ty được. Cuối năm cũng chả ai tuyển em nếu em không thay đổi tư duy để cống hiến cho công ty. Có bữa chị làm đến 2 3 giờ sáng vì khách hàng hối, còn chả có thời gian gặp mặt chồng con. Em có biết ba bữa nay chị không về nhà và ngủ lại công ty không? Kiểu như em thì về viết đơn xin nghỉ đi, trứng mà đòi khôn hơn vịt. Em xếp đồ của em đi để mốt có bạn khác vào thay.

Mình: Chị, em đang thử việc nên theo quy định chấm dứt hợp đồng thì báo trước 3 ngày, có gì chị gửi giùm em official letter qua mail. Lúc vào gửi offer letter thì giờ nhờ chị gửi lại thông báo bằng văn bản có chữ ký của sếp lớn. Sau đó em sẽ bàn giao công việc và giấy tờ theo quy định. Còn cái thùng này là sao chị? Giờ em xếp đồ rồi vừa xếp vừa khóc, ra khỏi công ty thì trời mưa ầm ầm xong bị xe bus tạt nước giống trong phim hả chị? Những vấn đề như vầy, phiền chị trao đổi qua email và ghi rõ lý do chấm dứt hợp đồng. 

Cô gái kể chuyện bật lại khi sếp nữ văng tục rồi nghỉ việc, hội công sở nghe xong tranh cãi gay gắt - Ảnh 3.

Em thấy mình không làm gì sai để phải dọn đồ đột ngột như trốn nợ rồi chẳng may mang tiếng tự ý bỏ việc. Công ty có quy trình chứ có phải hàng tôm hàng cá đâu mà nói nghỉ là nghỉ. Mà giờ hình như hàng tôm, hàng cá cũng chả ai làm vậy.

Sếp: Cảm ơn em, chị cũng không cần loại nhân viên không biết điều như em. Tự trọng của em cao quá nên chị không thuê nổi, chị chỉ khuyên em chưa chịu nhịn nhục bao giờ thì qua công ty khác cũng thế thôi.

Mình: Em kiềm chế bản thân và nhịn vì không muốn xảy ra những việc ngoài ý muốn khi làm việc, trao đổi để ra giải pháp lúc nào cũng đỡ hơn to tiếng, thùng rỗng kêu to mà không được gì. Cùng là thân phận làm thuê, đừng nói đến việc nhục mạ nhau hay phải chịu nhục mới trụ được. Em chưa va chạm nhiều nhưng không bao giờ nghĩ phải nhục để có được công việc nào đó.

Sếp: Chúc em có một cuộc sống vô cùng thành công.

Và thế là mình thất nghiệp. Cái gì cũng có giới hạn của nó. Nghĩ lại cũng bạo thật và cũng có những câu thiếu suy nghĩ thật”.

Cô gái kể chuyện bật lại khi sếp nữ văng tục rồi nghỉ việc, hội công sở nghe xong tranh cãi gay gắt - Ảnh 4.

Ngay sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, câu chuyện của nàng công sở đã nhanh chóng thu hút được đông đảo sự quan tâm của các thành viên trong nhóm. Hai luồng ý kiến trái chiều nhau đã được đưa ra.

Một bên cho rằng, cô gái đã hành động đúng bởi chẳng việc gì phải chịu đựng một vị sếp quá quắt và độc hại như vậy: “Sếp như thế thì nghỉ thôi, làm gì phải chịu đựng cho thiệt thân ra”, “Email cho sếp lớn và nhân sự để làm rõ sự tình đi em, tránh mập mờ sau này thiệt thân mình”.

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng chủ nhân bài đăng đã rất bốc đồng, thiếu hiểu chuyện; chưa nhiều kinh nghiệm đã muốn hơn người khác: “Cãi nhau tay đôi với sếp như vậy thì cũng không phải dạng vừa đâu. Cứng mà ngu thì thiệt thân mình chứ người ta chẳng thiệt”, “mới tí tuổi đầu đã ra vẻ ta đây. Giữ cái thái độ này mà đi sang những công ty khác thì cái kết cũng tương tự thôi em gái ạ”.

Cô gái kể chuyện bật lại khi sếp nữ văng tục rồi nghỉ việc, hội công sở nghe xong tranh cãi gay gắt - Ảnh 5.

Môi trường công sở vốn lắm thị phi và nhiều điều tiếng. Gặp được một người sếp tốt và hiểu chuyện, biết quan tâm, động viên, khích lệ cấp dưới hiển nhiên là một điều may mắn. Tuy nhiên, những kiểu sếp trái tính, trái nết, nói không cần nghĩ cũng chẳng phải là ít. 

Về phần mình, nếu đã không còn điều gì có thể níu giữ, chị em công sở cứ hãy cất bước ra đi tìm bờ bến mới. Tuy nhiên, vẫn hãy cứ giữ thái độ hoà nhã và nhẹ nhàng, chuyên nghiệp nhất có thể. Bởi những vết thương về da thịt có thể lành một ngày không xa, tuy nhiên những nỗi đau tâm hồn do những miệt thị sẽ khó có thể phai mờ.

Cô gái kể chuyện bật lại khi sếp nữ văng tục rồi nghỉ việc, hội công sở nghe xong tranh cãi gay gắt - Ảnh 6.