Những ai từng đi tàu hỏa ở Trung Quốc chắc chắn có một trải nghiệm khá đặc biệt.

Khi bạn mệt mỏi lê bước chân ra khỏi trạm tàu, rất nhiều người phụ nữ trung niên giơ tấm bảng đến hỏi bạn: “Ở nhà nghỉ không?”.

Cô gái trải nghiệm nhà nghỉ giá rẻ vô tình bóc trần sự thật về nỗi khổ của kiếp người thuộc đáy xã hội: Nghèo là cái tội? - Ảnh 1.

Chỉ cần ánh mắt bạn có một tia do dự, họ sẽ bám riết không buông: “Chỗ của tôi rất sạch sẽ, vệ sinh, thoải mái”.

Còn không quên nhấn mạnh: “Có điều hòa, có thể lướt mạng”.

Khi bạn dứt khoát quay người bước đi, một số bà cô trung niên thậm chí còn níu tay bạn nói: “Có các em gái…”.

Cô gái trải nghiệm nhà nghỉ giá rẻ vô tình bóc trần sự thật về nỗi khổ của kiếp người thuộc đáy xã hội: Nghèo là cái tội? - Ảnh 2.

Những nhà nghỉ kiểu này vô cùng rẻ. Nhiều năm trước thì 20-30 NDT (khoảng 70-105 nghìn đồng), hiện tại tăng giá cao hơn một chút, 60-70 NDT (hơn 208-243 nghìn đồng), nhưng chưa bao giờ quá ngưỡng 100 NDT (gần 350 nghìn đồng).

Song, kiểu nhà nghỉ rẻ tiền chỉ mấy chục tệ này có thật sự “sạch sẽ, vệ sinh…” như lời của những người phụ nữ trung niên chào mời không? Những người chấp nhận ở kiểu nhà nghỉ này là ai?

Nhà nghỉ gần trạm tàu hỏa giá rẻ không phải ai cũng có thể ở được

Một cô gái chủ tài khoản Weibo có tiếng đã đăng tải đoạn clip bóc trần sự thật của nhà nghỉ giá rẻ gần trạm tàu hỏa.

Cô gái trải nghiệm nhà nghỉ giá rẻ vô tình bóc trần sự thật về nỗi khổ của kiếp người thuộc đáy xã hội: Nghèo là cái tội? - Ảnh 3.

Cô gái trải nghiệm nhà nghỉ giá rẻ vô tình bóc trần sự thật về nỗi khổ của kiếp người thuộc đáy xã hội: Nghèo là cái tội? - Ảnh 4.

Cô gái đã đi theo lời chào mời của người phụ nữ cầm bảng quảng cáo trước trạm tàu hỏa đến một nhà nghỉ mang tên Dương Quang (tạm dịch: ánh nắng).

Bước vào tòa nhà cũ kỹ, đi qua lối hành lang bám đầy bụi, thứ đập vào mắt đầu tiên là nhà vệ sinh nam nữ dùng chung. Muốn đi vệ sinh phải kiểm tra bên trong có người hay không. Đi vào cũng phải giữ chặt cửa vì chốt cửa không hề chắc chắn.

Cuối cùng cũng vào phòng dành cho khách thuê. Trong phòng thật sự có điều hòa, nhưng lại dùng chung với phòng sát bên cạnh. Mỗi bên cùng hưởng một nửa khí mát tỏa ra từ chiếc điều hòa ngả màu ố vàng.

Tủ đầu giường bám đầy bụi bẩn, có vẻ đã lâu không được lau chùi sạch sẽ.

Đôi dép lê mòn rách hết một góc như chuột cắn. Ổ cắm điện bẩn thỉu. Cửa sổ vỡ nát, được che hờ một cách chắp vá bằng những tờ giấy cũ. 

Đẩy cửa nhà vệ sinh, một mùi khó ngửi xộc vào mũi. Cô gái lập tức quay mặt ra sau nhăn nhó.

Bồn cầu kiểu cũ, không có cơ chế xả nước, không có cửa thông gió. Cái mùi bên trong có lẽ được tích lũy từ ngày này qua tháng nọ, khiến người ta không khỏi nhăn mặt bịt mũi.

Đến đây, có thể bạn sẽ thắc mắc, ai có thể ở nổi trong nhà nghỉ với điều kiện tệ đến vậy?

Đương nhiên, mọi sự tồn tại đều có lý do của nó. Ưu điểm của kiểu nhà nghỉ cạnh trạm tàu hỏa này chính là rẻ!

Cô gái trải nghiệm nhà nghỉ giá rẻ vô tình bóc trần sự thật về nỗi khổ của kiếp người thuộc đáy xã hội: Nghèo là cái tội? - Ảnh 7.

Khu vực xung quanh trạm tàu hỏa được xem là “vành đai nhộn nhịp” trong trung tâm thành phố. Nhà nghỉ với giá chỉ 80 NDT (gần 280 nghìn đồng) này xem như “có lương tâm” trong thành phố hiện đại.

Người ở trong khu nhà nghỉ này hỗn tạp không đếm xuể. Người thuê nhà nghỉ chợp mắt vài tiếng đợi tàu hỏa, công nhân làm trong khu xây dựng kế bên, người tha phương cầu thực đến thành phố tìm kiếm hy vọng mới…

Cô gái trải nghiệm nhà nghỉ giá rẻ vô tình bóc trần sự thật về nỗi khổ của kiếp người thuộc đáy xã hội: Nghèo là cái tội? - Ảnh 8.

Sau khi trải nghiệm nhà nghỉ cạnh trạm tàu hỏa, cô gái đã cảm thán một câu: “Ai lại chọn ở những nơi này cơ chứ?”.

Thế giới này là như vậy! Người thì ôm đống vàng đống bạc, người lại loay hoay trong vũng bùn của bần cùng.

Có lẽ người ở khu nhà nghỉ được cho là tồi tệ kia thuộc đáy xã hội, nghèo nàn, bần hàn. Nhưng không một ai có quyền phán xét cuộc sống của họ. Đừng tự cho rằng bản thân sống dưới ánh đèn chói lóa của thành thị, nhìn ngắm sự phồn hoa của thế gian quen rồi thì phủ định sự tồn tại của lớp người sống dưới những căn nhà nghỉ tồi tàn kia.

Nỗi khổ của người khác, có lẽ bạn chẳng bao giờ tưởng tượng nổi. 

Nghèo không phải là cái tội, mà là một sự bất hạnh

Người ngoài cuộc chung quy cũng chỉ là khách qua đường. Nhiều người thích bình phẩm cuộc sống của người khác, tự cho rằng bản thân đã thấu hiểu và đứng vào lập trường của đối phương, nhưng thật ra mọi thứ cũng chỉ trong tưởng tượng mà thôi.

Trên thực tế, cho dù bước chân vào và trải nghiệm cách sống của người khác, bạn cũng chẳng thể nào có được sự đồng cảm hoàn toàn. 

Cũng giống như một chương trình truyền hình của Trung Quốc, nữ MC nổi tiếng Trần Lỗ Dự hỏi bé gái thuộc diện “trẻ em ở nhà” (Left-behind children in China: những đứa trẻ bị bỏ lại nông thôn, trong khi bố mẹ đến thành thị mưu sinh):

“Vì sao cháu không ăn thịt. Vì thịt dễ hỏng lắm hả?”.

Cô gái trải nghiệm nhà nghỉ giá rẻ vô tình bóc trần sự thật về nỗi khổ của kiếp người thuộc đáy xã hội: Nghèo là cái tội? - Ảnh 9.

Bé gái cúi đầu ngượng nghịu, lí nhí đáp: “Không phải ạ! Vì thịt bây giờ đắt quá ạ!”.

Tháng 6/2017, vùng núi ở huyện Mậu (Tứ Xuyên, Trung Quốc) bị sạt lở nghiêm trọng, hơn 100 người bị chôn vùi. Dưới phần tin tức có người bình luận: “Tại sao họ không chuyển ra khỏi vùng núi đó đến thành phố sinh sống?”.

Cô gái trải nghiệm nhà nghỉ giá rẻ vô tình bóc trần sự thật về nỗi khổ của kiếp người thuộc đáy xã hội: Nghèo là cái tội? - Ảnh 10.

Dùng nhận thức và trải nghiệm của mình để phán xét một sự việc là sai lầm ngu xuẩn và vô tri nhất của một người.

Cửa hàng KFC ở một số nơi của Trung Quốc lại mang dáng vẻ khác vào lúc 3 giờ sáng. Nhiều cửa hàng KFC mở 24/24. Đẩy cửa bước vào sẽ nhìn thấy vài ba người nằm ngủ trên ghế, gục đầu lên bàn. Đối với họ mà nói, KFC là nơi dung thân tuyệt vời nhất rồi! Có nhà vệ sinh, có ghế nệm, có đồ ăn thừa của khách để lại.

Cô gái trải nghiệm nhà nghỉ giá rẻ vô tình bóc trần sự thật về nỗi khổ của kiếp người thuộc đáy xã hội: Nghèo là cái tội? - Ảnh 11.

Bạn có nhìn thấy người phụ nữ trong bức hình dưới đây không? Cô khổ cực hơn rất nhiều người. Ngoài đôi quang gánh đất trộn xi măng, cô còn địu thêm đứa con sau lưng.

Cô gái trải nghiệm nhà nghỉ giá rẻ vô tình bóc trần sự thật về nỗi khổ của kiếp người thuộc đáy xã hội: Nghèo là cái tội? - Ảnh 12.

Trên lưng chính là tương lai. Còn trên vai lại là cuộc sống.

Trên đời này có nhiều nỗi khổ, cho dù bạn cố gắng dùng tay che lại đôi môi mếu máo, cũng không thể ngăn được nước mắt tuôn rơi.

Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng. Chẳng ai muốn mình phải sống khổ cực như vậy cả!

Thế gian này, có người ngồi trên lầu cao, có người chui rúc dưới tầng thấp tối tăm; có người vinh quang vạn trượng, cũng có người phải gặm nhấm bóng tối cuộc đời. Không ai có thể cho đi sự đồng cảm thật sự. Nếu được lựa chọn, ai lại không muốn mình sống hãnh diện, giàu sang, hạnh phúc?

“Tuyết trắng rơi vào đời của một người, chúng ta chẳng thể thấy nó lạnh đến đâu. Mỗi người đều đang cô độc vượt qua mùa đông của chính mình”.

Đừng cười. Đừng mỉa mai. Họ cũng đang cố gắng mà sống.

“Thời trẻ nhiệt huyết, không biết khổ nạn, không tin thần Phật. Trưởng thành mới hiểu, yếu đuối và vô lực mới là bản chất của nhân loại. Sống, đã là sự may mắn lớn nhất của đời người”.

(Nguồn: Zhihu)

https://afamily.vn/co-gai-trai-nghiem-nha-nghi-gia-re-vo-tinh-boc-tran-su-that-ve-noi-kho-cua-kiep-nguoi-thuoc-day-xa-hoi-ngheo-la-cai-toi-20220720172822858.chn