Đến năm 20 tuổi, cô vinh dự là người phụ nữ thứ hai ở Việt Nam đạt được đẳng Shodan (huyền đai quốc tế Aikikai), văn bằng do tổ sư Morihei Ueshiba - người sáng lập môn võ Aikido - ký. Để bước tiếp với niềm đam mê võ thuật, cô quyết định về phụ trách dạy môn Aikido tại Trung tâm TDTT Hồ Xuân Hương (quận 3, TP.HCM).
Đến với trung tâm có hơn 100 trẻ khuyết tật, cô đã đem tình yêu thương của mình vào từng động tác võ thuật để truyền đạt cho các em. Hơn 100 học viên của cô là người bị bệnh Down, câm điếc bẩm sinh, khiếm thính… được cô chỉ dạy bằng chính lòng yêu thương như một người mẹ thứ hai giúp những số phận bất hạnh vượt lên chính mình.
Đến với trung tâm có hơn 100 trẻ khuyết tật, cô đã đem tình yêu thương của mình vào từng động tác võ thuật để truyền đạt cho các em. Hơn 100 học viên của cô là người bị bệnh Down, câm điếc bẩm sinh, khiếm thính… được cô chỉ dạy bằng chính lòng yêu thương như một người mẹ thứ hai giúp những số phận bất hạnh vượt lên chính mình.
Cô Loan cùng 20 học viên là trẻ khuyết tật trong giờ học võ tại trung tâm TDTT quận 3.
Cô chỉnh trang phục cho từng học viên của mình trước giờ học.
Không chỉ là người thầy luôn vui vẻ chỉ dạy từng động tác cho các học viên không may mắc bệnh Down, khiếm thị, cô Loan còn là người bạn thân thiết của họ.
Năm 2005, cơ duyên đã đưa cô Loan đến với lớp học khiếm thị đặc biệt tại trung tâm TDTT quận 3. Tại đây, cô đảm nhận dạy võ cho hơn 20 học trò bị khiếm thị. Những ngày đầu, khi dạy võ cho các học trò không thấy đường, cô đã đau đáu trong lòng, bởi các em không thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Nghĩ ra cách để giúp các em có thể tiếp thu được các kiến thức, hình dung ra các động tác võ thuật là một thách thức đối với cô.
Cô Loan bồi hồi nhớ lại: “Tôi vẫn nhớ như in một ngày đến lớp, khi tôi cầm tay một em học sinh để chỉ cho em học những thế võ đầu tiên, em ghé vào tai tôi nói nhỏ: Em không thấy đường, làm sao học được, cô ơi? Từ khi nghe câu nói ấy, tôi đã trăn trở rất nhiều, mỗi ngày đến lớp, tôi quan sát các em rất kĩ để hy vọng mình sẽ tìm ra cách giúp các em”.
Khi quan sát thấy những học viên của mình tuy không nhìn thấy nhưng vẫn có thể nghe và nói được, cô đã quyết định chỉ dạy các động tác bằng lời nói để học sinh của mình hình dung ra, sau đó cô tạo các thế võ để các em tự sờ và cảm nhận thế võ đó như thế nào. Sau nhiều lần ngã đau, giờ đây, các học viên khiếm thị đầu tiên của cô Loan đã có thể thực tập các thế võ Aikido cơ bản.
Cô Loan bồi hồi nhớ lại: “Tôi vẫn nhớ như in một ngày đến lớp, khi tôi cầm tay một em học sinh để chỉ cho em học những thế võ đầu tiên, em ghé vào tai tôi nói nhỏ: Em không thấy đường, làm sao học được, cô ơi? Từ khi nghe câu nói ấy, tôi đã trăn trở rất nhiều, mỗi ngày đến lớp, tôi quan sát các em rất kĩ để hy vọng mình sẽ tìm ra cách giúp các em”.
Khi quan sát thấy những học viên của mình tuy không nhìn thấy nhưng vẫn có thể nghe và nói được, cô đã quyết định chỉ dạy các động tác bằng lời nói để học sinh của mình hình dung ra, sau đó cô tạo các thế võ để các em tự sờ và cảm nhận thế võ đó như thế nào. Sau nhiều lần ngã đau, giờ đây, các học viên khiếm thị đầu tiên của cô Loan đã có thể thực tập các thế võ Aikido cơ bản.
Những học viên trước đây không thể đi được, sau một thời gian đến lớp học, các em đã có thể đi đứng, vật lộn như người bình thường.
Cô Loan kiên trì dạy từng động tác cho các học viên khuyết tật.
Gắng bó với lớp học được 10 năm, cô Loan không chỉ dạy cho các em thuần thục mỗi thế võ mà còn dành thời gian trong giờ giải lao để quan sát những học viên của mình. Thấy nhiều em khiếm thị tỏ vẻ yêu thích môn cờ vua, cô đã tìm nhiều nơi, gõ nhiều cánh cửa nhờ thầy giáo đến dạy cờ vua cho các em. Cô còn giúp các học viên của mình tham gia nhiều giải đấu lớn trong nước và nước ngoài để các em thỏa mãn với đam mê của mình, quên đi sự bất hạnh của số phận.
"Không chỉ dạy võ, tôi còn dạy đá banh cho các em khuyết tật vào thứ 4 hàng tuần, dạy các em hát bằng tiếng Anh. Mỗi khi nhìn các học trò quăng vật, nhào lộn và tự đứng trên đôi chân của mình như những người bình thường, tôi cảm thấy rất vui. Tôi muốn các em khuyết tật, bệnh Down,… vượt qua chính mình và có được sức khỏe để vượt qua bệnh tật", cô Loan tâm sự.
"Không chỉ dạy võ, tôi còn dạy đá banh cho các em khuyết tật vào thứ 4 hàng tuần, dạy các em hát bằng tiếng Anh. Mỗi khi nhìn các học trò quăng vật, nhào lộn và tự đứng trên đôi chân của mình như những người bình thường, tôi cảm thấy rất vui. Tôi muốn các em khuyết tật, bệnh Down,… vượt qua chính mình và có được sức khỏe để vượt qua bệnh tật", cô Loan tâm sự.
Các học viên khuyết tật có thể lăn lộn, quăng vật với các thế võ, thậm chí tự chạy xe đạp đến lớp.
Quỳnh Như (23 tuổi) là một bệnh nhân mắc bệnh Down và bệnh tim bẩm sinh. Sau khi đến với lớp học võ của cô Loan một thời gian, Như đã dần dần khỏe mạnh, nói chuyện được và viết chữ rất đẹp. Không chỉ là nơi rèn luyện sức khỏe, lớp học cũng mang đến cho Như một môi trường mới, đưa em ra với các giải đấu thể thao dành cho người khuyết tật. Chị Lan (mẹ Quỳnh Như) chia sẻ: “Từ ngày đưa con đến lớp học võ, tôi thấy sức khỏe của con đã tốt hơn, vui vẻ và hoạt bát hơn. Ngày trước, Như xanh xao lắm, lại thêm 2 lần mổ tim nên gần như không nói được và đi không vững. Sau 3 năm theo học lớp cô Loan, Như đã tiến bộ rất nhiều, đi được, nói được và rất lễ phép”.
Cô luôn đồng hành trên chặng đường giúp các em chinh phục chính bản thân mình.
Nhiều phụ huynh cũng tình nguyện đến lớp để giúp cô.
Các học viên khuyết tật ở đây xem cô Loan như một người mẹ thứ hai, các em ngoan ngoãn và rất nghe lời cô.
Những giờ học tràn ngập tiếng cười và tình yêu thương.
Nhiều học viên gắn bó lâu năm với cô như Võ Thị Bích Tuyền (26 tuổi, ngụ quận 3), Đông (24 tuổi), Lê Quỳnh Như (23 tuổi), Mạc Đăng Mừng (27 tuổi)… là những học sinh tiêu biểu, đạt được nhiều thành tích trong các kì thi do Tp.HCM tổ chức và đạt nhiều nhiều huy chương ở các giải đấu võ quốc gia. Cũng không ít cựu học sinh của cô sau Loan tình nguyện làm trợ giảng cho cô ở các khóa mới. Với cô giáo võ thuật này, được nhìn thấy những học sinh của mình khỏe mạnh và vững bước trên con đường tương lai, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất.