Bậc tiểu học là giai đoạn vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển tư duy, nhận thức và ổn định nhân cách của trẻ. Trong đó, lớp 1 và lớp 2 được xem là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của một đứa trẻ, mang ý nghĩa quyết định và là sự khởi đầu cho cả quá trình học tập lâu dài. Nếu cha mẹ lơ là, không tận dụng giai đoạn này để trau dồi thói quen học tập của trẻ có thể ảnh hưởng cả bậc tiểu học và những năm tháng sau này.

Ye Shengtao, một nhà giáo dục nổi tiếng Trung Quốc từng nói: "Giáo dục không gì khác hơn là nuôi dưỡng những thói quen tốt". Các em ở lớp 1, 2 giống như một tờ giấy trắng chưa từng được viết nên rất dễ uốn nắn. 

Vì vậy, cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến việc học tập, giáo dục con cái ở lớp 1 và lớp 2, sẽ cho kết quả gấp đôi mà công sức bỏ ra chỉ bằng một nửa.

Có một giai đoạn đặt nền móng cho việc học của trẻ, cha mẹ lơ là, con dễ "trượt dốc" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

3 giai đoạn của bậc tiểu học

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ở lớp 1 và lớp 2, trẻ chưa học nhiều kiến thức, và vì trẻ còn nhỏ nên không cần quá nghiêm túc trong việc học. Tuy nhiên, phụ huynh thường không nhận ra cho đến khi con học lớp 3, nhiều thói quen đã được hình thành, ý thức tự chủ của chúng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và có thể không muốn nghe lời cha mẹ như lúc nhỏ.

Lúc này, nếu cha mẹ dành nhiều thời gian và sức lực hơn cho việc giáo dục con cái, có thể sẽ không sửa được thói quen, thậm chí có thể khiến con cái nổi loạn.

Trên thực tế, những năm tiểu học có thể tạm chia thành ba giai đoạn sau.

Giai đoạn đầu tiên: Lớp 1 và lớp 2

Trẻ ở giai đoạn này đặc biệt phụ thuộc vào cha mẹ, nhưng đây lại là mốc thời gian quan trọng đối với sự hình thành thói quen hành vi của trẻ cũng như sự phát triển trí tuệ não bộ. Giai đoạn này rèn luyện thói quen học tập là vô cùng quan trọng.

Giai đoạn thứ hai: Lớp 3 và lớp 4

Giai đoạn này là giai đoạn chuyển tiếp của trẻ, từ ỷ lại vào cha mẹ sang tăng cường tính tự lập, là giai đoạn quan trọng để trau dồi năng lực học tập của trẻ. Ở lớp 2, 3 các con chỉ học những kiến thức đơn giản, trình bày ngắn gọn thì nay lên lớp 3, nhất là lớp 4 đòi hỏi một sự hoàn chỉnh hơn và có tính vận dụng các kiến thức đã học từ lớp dưới. Nếu năm học này cha mẹ không sát sao, lên kế hoạch cụ thể cùng con học tập thì rất khó để các con theo kịp những kiến thức năm sau.

Giai đoạn thứ ba: Lớp 5

Giai đoạn này là giai đoạn trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự chủ và đầy đủ. Ý thức độc lập của trẻ bắt đầu "thức tỉnh", chúng có khát vọng mãnh liệt thoát khỏi sự quản lý của cha mẹ để hành động độc lập theo ý định và ý tưởng của riêng mình. Là cha mẹ, những gì bạn có thể làm trong giai đoạn này là tạo không gian và điều kiện học tập thuận lợi cho con, đồng thời khuyến khích con đọc sách để trau dồi kiến thức.

Cha mẹ nên làm gì cho con ở lớp 1 và lớp 2?

Có thể thấy rằng mọi giai đoạn trong quá trình học tiểu học của trẻ đều đan xen nhau, cha mẹ bỏ qua việc giáo dục lớp 1 và lớp 2 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học những năm sau đó.

Trẻ em ở lớp 1 và lớp 2 sẽ có sự hiểu biết về nhiều thứ bằng nhận thức tri giác. Cha mẹ nên cho con biết con nên học gì và học như thế nào. Phụ huynh và giáo viên cũng nên giúp trẻ hình thành ý thức học tập và rèn luyện thói quen học tập tốt. 

Chỉ ở lớp 1 và lớp 2 mới dễ dàng kích thích được hứng thú học tập hoặc tinh thần học tập chăm chỉ của trẻ. Trong tương lai, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức mới một cách tự nhiên, không từ chối việc học và sẽ tự mình giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình học. Hãy để trẻ tìm ra phương pháp học tập và tạo động lực học tập để trẻ có thể thích nghi với cuộc sống học đường càng sớm càng tốt.

Có một giai đoạn đặt nền móng cho việc học của trẻ, cha mẹ lơ là, con dễ "trượt dốc" - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

▲ Thói quen học tập

Ngay từ lớp 1, trẻ cần được rèn thói quen học tập như sau: Nhấn mạnh vào việc hoàn thành bài tập đúng hạn mà không trì hoãn. Nhất quyết toàn tâm toàn ý học tập, không chơi bời, xem tivi, nghịch điện thoại,… trong thời gian học. 

Tuân thủ tư duy độc lập, học cách sử dụng các công cụ học tập để tự kiểm tra thông tin. Kiểm tra sau khi làm bài xong, phát hiện lỗi sai và sửa sai kịp thời. Kiên trì ôn tập cẩn thận sau giờ học, chăm chú nghe giảng và thực hiện những gì đã học.

▲Thái độ học tập

Các em có thái độ học tập tốt chắc chắn sẽ đạt điểm xuất sắc. Kiểu trẻ này thường có thể học mọi thứ nhanh hơn những người khác, giỏi hơn những người khác và tốt hơn những người khác. Còn những em có thái độ học tập tiêu cực sẽ dẫn đến tình trạng học tập thụ động, lười biếng, tạm bợ và không đạt yêu cầu. Muốn cải thiện điểm số trước hết phải giải quyết vấn đề thái độ học tập.

Cha mẹ hãy giúp con kích thích động cơ học tập, nâng cao sự tự tin, trải nghiệm cảm giác vui vẻ do quá trình học tập mang lại, từ đó điểm số được cải thiện đáng kể.

▲ Thói quen đọc sách

Điểm số của trẻ ở lớp 1 và lớp 2 phải được lưu tâm, nhưng việc rèn luyện thói quen đọc sách cũng là ưu tiên hàng đầu. Cha mẹ nên đưa con đến hiệu sách để tìm hiểu xem con mình thích thể loại sách gì, để con cảm nhận được không khí của hiệu sách. Khi chọn sách cho con, hãy cố gắng suy nghĩ từ góc độ của trẻ.

Thành Rome không được xây dựng trong một ngày, và thói quen đọc sách cũng vậy. Đọc sách cùng trẻ mười phút hoặc nửa giờ mỗi ngày có thể khiến trẻ thực sự yêu thích và hình thành thói quen đọc sách độc lập. Khi khả năng đọc của trẻ được cải thiện, tư duy, phân tích và sáng tạo của trẻ có thể được phát triển. Phát triển thói quen đọc tốt sẽ mang lại lợi ích cho trẻ suốt đời.

▲Phong cách sống

Phạm vi của thói quen sinh hoạt rất rộng, bao gồm làm việc và nghỉ ngơi, chế độ ăn uống, vệ sinh, khả năng tự chăm sóc bản thân và nhiều khía cạnh khác. Trẻ em có thói quen sinh hoạt tốt cũng cần được bồi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ, không được phép để trẻ trở thành người thiếu kỷ luật.

Cụ thể, thói quen sinh hoạt tốt bao gồm đi ngủ sớm và dậy sớm, ăn uống đúng giờ, không xả rác bừa bãi, gội đầu và tắm rửa thường xuyên… Đối với từng tiểu tiết trong cuộc sống, cha mẹ phải đưa ra những quy tắc, chuẩn mực để hướng dẫn con cái thực hiện, thay vì chỉ làm thay con tất cả.

Cha mẹ nên làm gương tốt cho con cái ở nhà, sắp xếp môi trường sống trong gia đình sạch sẽ, ngăn nắp. Khi trẻ em lớn lên trong một môi trường như vậy, chúng sẽ tự nhiên theo đuổi cái đẹp và hình thành thói quen tốt về cuộc sống có trật tự.