Có một mũi tiêm rất quan trọng mà mẹ bầu cần phải tiêm trong thai kỳ, chị em nhớ tiêm đúng lịch để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé

Ngọc Diệp,
Chia sẻ

Mẹ bầu cần tiêm vắc xin này vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ và trước ngày dự kiến sinh 1 tháng.

Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Độc tố gây ra căn bệnh này là tetanospasmin do vi khuẩn uốn ván (tên khoa học là Clostridium tetani) tiết ra. Vi khuẩn uốn ván dễ xâm nhập cơ thể qua các vết thương hở. Khi đã tấn công vào da, vi khuẩn uốn ván sản xuất ra độc tố và đi vào trong máu. Độc tố này sẽ tấn công vào hệ thần kinh, người mắc nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. 

Mẹ bầu và trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ sinh nở. Bệnh uốn ván có thể xâm nhập lúc mẹ bầu sinh nở bằng đường âm đạo và gây uốn ván tử cung. Trong khi đó, vị trí cắt và buộc dây rốn của bé cũng là nơi vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập.

Có một mũi tiêm rất quan trọng mà mẹ bầu cần phải tiêm trong thai kỳ, chị em nhớ tiêm đúng lịch để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé - Ảnh 1.

Phụ nữ mang thai lần đầu và chưa tiêm phòng uốn ván trước đó thì cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin VAT phòng bệnh uốn ván.

Có một mũi tiêm rất quan trọng mà mẹ bầu cần phải tiêm trong thai kỳ, chị em nhớ tiêm đúng lịch để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé - Ảnh 2.

Mẹ bầu cũng có thể tham khảo tiêm 1 mũi duy nhất vắc xin Boostrix phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván.

Triệu chứng của người mắc uốn ván là những cơn co cứng, đau dữ dội bắt đầu ở hàm, sau đó tiến từ từ đến các phần còn lại của cơ thể như: Cơ nhai, cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng... 

Đến giai đoạn toàn phát, người bệnh co cứng toàn thân liên tục, đau đớn, người ưỡn cong hoặc cứng thẳng toàn thân, cong người sang một bên, gập người về phía trước... Cùng các triệu chứng khác như: Khó thở, tím tái, ngạt thở, khó nuốt, vướng họng, ứ đọng đờm dãi, bí tiểu, đại tiện... do co thắt dây thanh quản, hầu họng, các cơ vòng... Trong trường hợp nặng có thể bị rối loạn thần kinh thực vật với biểu hiện da xanh tái, vã mồ hôi, sốt cao, có thể ngừng tim...

Trẻ sơ sinh bị uốn ván có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, cứng hàm. Tiếp theo là những cơ co giật, co cứng, uốn cong người, đầu ngả ra sau, sốt... Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong. 

Có một mũi tiêm rất quan trọng mà mẹ bầu cần phải tiêm trong thai kỳ, chị em nhớ tiêm đúng lịch để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé - Ảnh 4.

Chính vì vậy, mẹ bầu cần được tiêm phòng uốn ván trong khi mang thai, giúp cơ thể tự tạo kháng thể. Điều này vừa giúp cơ thể mẹ tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh uốn ván. Đồng thời, kháng thể được truyền từ mẹ sang bé cũng giúp trẻ hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm uốn ván sau khi chào đời.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng uốn ván với mẹ bầu cần phải diễn ra đúng thời điểm đã được quy định thì mới đạt hiệu quả tối đa và không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, các mẹ cần phải nhớ và tiêm đúng lịch để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé. Tại một số bệnh viện hoặc các phòng khám, siêu âm, các bác sĩ cũng sẽ nhắc mẹ về lịch tiêm phòng uốn ván.

Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván trong thai kỳ cho mẹ bầu như sau: 

Đối với phụ nữ lần đầu tiên mang thai mà trước đó chưa tiêm phòng uốn ván hoặc tiêm từ nhỏ

Tên vắc xinNước sản xuấtLịch tiêm
Vắc xin VAT Việt NamMũi 1: Tiêm vào thời điểm 3 tháng giữa thai kỳ
Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 30 ngày và trước ngày dự kiến sinh ít nhất 1 tháng
Vắc xin Boostrix (phòng 3 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván) 
Bỉ

Tiêm 1 mũi duy nhất trong khoảng từ tuần 27 đến trước tuần thứ 35 của thai kỳ. 

Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Đối với phụ nữ mang thai lần sau, đã từng tiêm vắc xin uốn ván

- Tiêm 1 mũi (nếu mũi tiêm cuối ≤ 5 năm).

- Tiêm 2 mũi (nếu mũi tiêm cuối > 5 năm).

Chia sẻ