Cũng giống như bao người, khi mua căn hộ cao tầng đầu tiên trong đời, tôi tưởng rằng mình sẽ có một cuộc sống viên mãn. Thế nhưng, thực tế lại không như tôi mong đợi, càng sống trong chung cư cao tầng, tôi càng cảm thấy khó chịu và bức bối.

Có một

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn về những vấn đề thường gặp khi sống trong các căn hộ cao tầng và trải nghiệm sống khi chuyển sang nhà thấp tầng.

Tại sao lại chọn căn hộ cao tầng?

Thực ra, lý do quyết địng tại sao tôi lại ở chung cư cao tầng là vì tài chính không đủ để ở nhà đất.

Có một

Bên cạnh đó, rất nhiều bạn bè và người thân xung quanh tôi cũng mua chung cư cao tầng, vì vậy tôi cũng bị cuốn theo xu hướng, muốn thử cái mới. Một phần cũng do sự "tung hô" của các bạn nhân viên bất động sản.

Có một

Có vô số ưu điểm như "rót mật vào tai" trước khi tôi mua chung cư cao tầng, ví dụ như nhà càng cao thì mới có tầm nhìn đẹp và ánh sáng tốt, hoặc là cao tầng yên tĩnh, không có muỗi. Còn có suy nghĩ là căn hộ cao tầng có tiềm năng tăng giá cao hơn và hiện nay chẳng ai mua nhà không có thang máy nữa.

Có một

Vì vậy, sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, cuối cùng tôi quyết định chọn một căn hộ ở tầng 23 và cảm thấy may mắn vì đã chọn được một tầng đẹp.

Những điểm bất tiện của chung cư cao tầng và lý do tôi quyết định chuyển đi

Trong hai năm đầu khi mới chuyển vào nhà mới, trải nghiệm sống của gia đình tôi khá tốt. Chưa kể ánh sáng cũng như view nhìn ra bên ngoài cũng "hết nước chấm".  

Có một

Tuy nhiên, khi cư dân trong toà nhà ngày càng tăng kéo theo nhiều vấn đề phát sinh ngày càng rõ rệt và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi.

1. Phát bực vì thang máy chậm

Vấn đề đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là việc đi lại bằng thang máy trở nên khó khăn hơn khi tỷ lệ cư dân trong khu tăng. Sau một thời gian dài, việc phải chờ đợi thang máy trở nên tốn thời gian và dễ khiến tôi sốt ruộc, bực bội.

Có một

Hơn nữa, tình trạng thang máy bị trẻ em bấm lung tung các tầng hay bị chặn vào giờ cao điểm cũng rất thường xuyên xảy ra. Những tình huống này càng làm tăng thêm sự bất tiện trong cuộc sống hàng ngày thay vì tiện lợi, thậm chí tôi còn có cảm giác bị "khủng hoảng" khi phải sống ở tầng cao.

Có một

2. Nước sinh hoạt không ổn định

Các căn hộ cao tầng chủ yếu sử dụng hệ thống cấp nước thứ cấp và càng lên cao thì áp lực nước càng không ổn định. Đặc biệt vào các giờ cao điểm sử dụng nước vào buổi tối, dòng nước rất yếu gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Có một

Ví dụ như nhà tôi, chỉ cần một người đang tắm, những người khác không thể sử dụng nước, thậm chí là đi vệ sinh cũng không thể xả nước. Nước cũng thay đổi liên tục từ nóng sang lạnh.

Có một

3. Tiềm ẩn nguy cơ an toàn

Càng ở trên tầng cao thì khả năng cứu hộ và thoát hiểm càng khó khăn. Nếu xảy ra hỏa hoạn, động đất hay các thảm họa khác, gần như chỉ còn biết cầu nguyện mà thôi.

Có một

Có thể một số người sẽ nói rằng đây chỉ là vấn đề xác suất, may rủi. Thực tế, những người đã từng trải qua những thảm họa như vậy cũng đều có suy nghĩ giống tôi. Chưa kể việc bị kẹt trong thang máy cũng là tình huống khá phổ biến. 

Có một

Vì vậy, sau một thời gian sống ở chung cư cao tầng, tôi thực sự có cảm giác như sống trong một chiếc lồng, mọi thứ đều có vấn đề và mệt mỏi.

Chuyển sang nhà thấp thấy thế nào?

Nhà thấp tầng thường là những căn nhà khá cũ. Mặc dù vẻ ngoài, môi trường và các tiện ích không hiện đại như chung cư cao tầng nhưng khi sống ở đó thực sự cảm thấy rất thoải mái.

Có một

1. Diện tích chung giảm đi

Trước khi mua nhà thấp tầng, tôi đã nghĩ liệu căn nhà 100㎡ có quá nhỏ không. Bởi vì trước đây tôi sống trong căn chung cư cao tầng 120㎡ nhưng cảm giác cũng không rộng rãi lắm.

Có một

Đến khi đi xem nhà, tôi mới thật sự cảm nhận rõ sự khác biệt về diện tích chung giữa nhà đất và chung cư cao tầng. Bởi vì căn nhà 100㎡ này thực tế diện tích sử dụng còn lớn hơn cả căn 120㎡ tôi từng sống trước đây.

Có một

Vì diện tích dùng chung nhỏ hơn nên không chỉ chi phí mua nhà giảm đi rất nhiều mà cảm giác không gian sống cũng được cải thiện rõ rệt.

2. Chi phí sinh hoạt giảm đi

Trước đây, khi sống ở chung cư cao tầng, chỉ riêng phí quản lý hàng năm và các khoản phí lặt vặt khác đã lên đến hơn 4000 tệ (hơn 13 triệu đồng).

Có một

Bây giờ, khi chuyển sang sống ở nhà thấp tầng, dù có tính thêm phí đậu xe thì tổng chi phí hàng năm cũng chỉ khoảng dưới 2000 tệ (7 triệu đồng), giảm hơn một nửa so với trước, giúp giảm đáng kể chi phí sinh hoạt.

Có một

Có thể có người sẽ nói rằng dịch vụ quản lý ở các nhà thấp tầng không tốt bằng các khu chung cư cao tầng. Trên bề mặt đúng là có vẻ như vậy nhưng thực tế tôi lại không cảm thấy sự khác biệt rõ rệt. Có chẳng chỉ là không có các hoạt động chung của dân cư tổ chức vào dịp lễ hay các dịch vụ làm sạch thảm...

Có một

3. Đi lại tự do hơn

Người ta thường nói nhà không có thang máy sẽ rất bất tiện trong việc di chuyển nhưng theo tôi, đây chính là lợi thế lớn nhất của nhà thấp tầng. Dĩ nhiên, điều này chỉ đúng với những căn hộ dưới 4 tầng, còn nếu sống ở tầng 5, 6 thì việc leo cầu thang mỗi ngày đúng là khá mệt.

Có một

Chẳng hạn như tôi chọn một căn hộ ở tầng 4, việc di chuyển hàng ngày rất tự do, không còn phải lo lắng chờ thang máy nữa. Mặt khác còn gián tiếp luyện tập thể dục nhờ việc leo cầu thang.

Có một

4. Môi trường yên tĩnh hơn

So với các khu chung cư cao tầng, khu vực của nhà tầng thấp dù thiếu một số tiện nghi hiện đại nhưng môi trường khu dân cư lại không hề kém, thậm chí còn dễ chịu và gần gũi với thiên nhiên hơn do không có gì chắn tầm nhìn.

Có một

Làm thế nào để chọn nhà thấp tầng?

Dù là loại nhà nào, cũng sẽ có nhược điểm riêng và so với khu nhà cao tầng, nhà thấp tầng cũng có những vấn đề cần lưu ý nhiều hơn. Vì vậy, khi chọn mua, chúng ta phải cân nhắc từ nhiều yếu tố khác nhau.

- Chọn nhà có tuổi đời dưới 20 năm: Nhà càng cũ, nguy cơ tiềm ẩn càng nhiều, dễ gặp phải các vấn đề về kết cấu và sửa chữa. 

- Chọn nhà ở tầng 4 trở xuống: Nếu sống ở tầng 5, 6, việc leo cầu thang mỗi ngày sẽ khá mệt nên ưu tiên các tầng thấp để thuận tiện trong di chuyển. 

- Chọn căn hộ có thiết kế thông thoáng: Các căn hộ cũ thường có thiết kế không tối ưu, vì vậy cần lưu ý lựa chọn những căn hộ có không gian mở, tránh kiểu thiết kế chật hẹp. 

- Xem xét môi trường và các tiện ích xung quanh: Đảm bảo khu vực xung quanh đáp ứng đủ các nhu cầu công việc và sinh hoạt của bạn. 

- Chọn căn hộ có đầy đủ giấy tờ pháp lý: Tránh mua phải những căn nhà chưa rõ ràng về quyền sở hữu, tránh gặp phải các tranh chấp pháp lý không cần thiết. 

Có một

Cuối cùng, dù mua loại nhà nào thì điều quan trọng nhất vẫn là sự thoải mái khi sống trong đó. Chỉ cần phù hợp với thói quen sinh hoạt và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống thì đó chính là ngôi nhà lý tưởng.

Nguồn: Toutian