Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học của nó Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân hình cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi ta chạm vào.

Có nên đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ? - Ảnh 1.

Cây lưỡi hổ. (Ảnh minh họa)

Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.

Cây lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ cọp, hay cây lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh. Phổ biến nhất hiện nay đó là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.

Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng xua đuổi những điềm xấu, tà khí, mang đến những may mắn, tài lộc cho gia chủ. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người.

Lưỡi hổ còn là món quà ý nghĩa với mong muốn cầu chúc may mắn đến với bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp.

Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.

Có nên đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ? - Ảnh 2.

Cây lưỡi hổ dễ trồng, dễ chăm sóc lại mang ý nghĩa tốt đẹp nên được nhiều người trồng trong nhà.

Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây lưỡi hổ còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: trị hen suyễn, bệnh về đường tiêu hóa, giảm dị ứng ở da...

Nhiều người khi làm việc cả ngày tại văn phòng, thường có xu hướng mệt mỏi, căng thẳng. Cây lưỡi hổ sẽ giúp giải tỏa đi áp lực công việc tạo màu sắc mới cũng như cảm giác thư thái.

Nếu trồng lưỡi hổ trong nhà có rất nhiều công dụng như khiến giấc ngủ ngon hơn do cây lưỡi hổ có chức năng hấp thụ CO2 và thải ra O2 ngay cả ban đêm. Lá cây có khả năng hút bám bụi nên không khí trong nhà sẽ luôn luôn trong lành.

Không gian công cộng như các khu văn phòng ở các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, hay tại nhà đều có thể trồng cây lưỡi hổ để giúp thanh lọc không khí được trong lành hơn.

Với những lý do trên, bạn hoàn toàn có thể đặt chậu lưỡi hổ trong phòng ngủ của mình.

Bạn cần lưu ý, nên cẩn thận trong việc tưới nước cho loại cây này bởi đây là một loại cây chịu khô, vì vậy, hãy tưới nước cho cây sau 10-14 ngày. Ngoài ra, bạn cần giữ đất khô ráo, chú ý đến độ ẩm của đất bởi rễ của cây có thể bị thối nếu được tưới quá nhiều nước.

*Thông tin mang tính tham khảo