Bồ đề, hay cây giác ngộ, là loài cây thiêng gắn liền với Phật giáo. Bồ đề tượng trưng cho sự thức tỉnh, cách sống ngay thẳng và thánh thiện. Theo kinh sách, Đức Phật khi ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề đã từng bước ngộ ra con đường giải thoát. Vì thế mà loài cây này được trồng ở nhiều nơi và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Có nên trồng cây bồ đề trước nhà?
Theo phong thuỷ, đây là loại cây tượng trưng cho cách sống ngay thẳng, sự giác ngộ, may mắn và tốt lành. Với ý nghĩa này, khi trồng cây bồ đề trong khuôn viên nhà, các thành viên trong gia đình sẽ hướng đến lối sống trong sáng, lành mạnh, tâm trí được bình an, nhờ đó công việc cũng dễ dàng, thuận lợi, đời sống an vui.
Loài cây này được cho là có tác dụng giúp tẩy uế rất tốt, giúp không gian sống được trong lành hơn. Trồng cây bồ đề trước nhà hay trong vườn còn giúp gia đình bạn nhận được bóng mát, không khí trong lành.
Có nên trồng cây bồ đề trước nhà? Câu trả lời là nên. Cây bồ đề ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh do tán cây to, cho khoảng bóng mát rộng. Nếu nhà bạn nhỏ, có thể trồng bồ đề bonsai đặt trong sân. Thân cây mềm, có bộ rễ rủ rất đẹp, bạn có thể uốn nắn vào thế dễ dàng, tạo thành cây cảnh đẹp. Những chậu cây bonsai dành cho không gian nhà có diện tích nhỏ, giúp ngôi nhà trở lên sinh động và tươi mới hơn.
Về ý nghĩa sức khỏe, bồ đề là một loại dược liệu quý chữa được rất nhiều bệnh và dùng trong nhiều bài thuốc. Theo một số tài liệu cổ xưa, nhựa cây bồ đề có tác dụng hành khí, an thần, khai khiếu, trừ tà khí, hoạt huyết và làm se miệng vết thương rất tốt. Do đó, nó được dùng trong điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính, hôn mê, thổ tả, đau bụng…
Xét về mặt kinh tế, gỗ cây bồ đề chất lượng rất tốt, thớ gỗ mềm mịn đều, ít bị cong vênh, độ bền cao. Có thể trồng cây để lấy gỗ sản xuất đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ và các loại đồ gỗ gia dụng khác… Cùng với đó, gỗ bồ đề còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy, tăm…
Với những tác dụng mà cây bồ đề mang lại cùng những câu chuyện linh thiêng về Đức Phật, chúng ta có thể thấy loại cây này rất phù hợp để trồng trước nhà.
Tuy nhiên, vì cây có sức sống rất mãnh liệt, tán cây to và rộng nên nếu trồng trên chậu và tỉa tót thường xuyên để làm cảnh thì rất tốt. Nhưng nếu không gian sân phía trước nhà chật hẹp mà bạn muốn trồng lấy bóng mát thì cần cân nhắc.
Nên trồng cây bồ đề ở vị trí nào trước nhà?
Nếu trồng cây bồ đề trước nhà, để cây luôn sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần chú ý rằng đây là loài cây ưa sáng, ưa ẩm. Chúng có khả năng chịu lạnh tốt nhưng lại khó có thể chịu được nhiệt độ cao.
Bên cạnh đó, để tốt cho phong thủy thì bạn không nên trồng cây ở lối đi lại, không trồng ngay trước cửa nhà, vị trí chính giữa. Đây là khu vực lưu thông các nguồn khí, nếu trồng ở đây sẽ gây cản trở, xung khắc giữa các luồng khí, từ đó sẽ tạo nên những trắc trở, vận hạn cho chủ nhân cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Nếu bạn trồng cây bồ đề trước nhà và muốn để nó mọc tự nhiên thì đừng trồng sát tường hoặc quá sát các công trình xây dựng. Khi cây lớn, rễ cây, cành lá có thể bị cản trở và gây hư hỏng công trình nhà bạn.
Cách trồng cây bồ đề
Cây bồ đề ưa sáng, chịu rét tương đối tốt nhưng lại không chịu được nhiệt độ cao và khô hạn. Nhiệt độ thích hợp trồng cây từ 15 – 35 độ C. Có rất nhiều cách để bạn trồng cây như:
Gieo hạt thẳng
Nếu trồng bằng cách gieo hạt thì bạn cần chọn hạt thật cẩn thận. Chọn hạt mẩy, tròn đều, lấy từ quả của cây đạt 5 tuổi trở lên. Cây khỏe, không sâu bệnh, không chẻ ngọn hoặc lệnh tán.
Cuốc hố hình tam giác với kích thước 20x20x30cm. Sau khi cuốc hố, cần gieo ngay. Mỗi hố đặt 5-6 hạt, mỗi hạt cách nhau tầm 5cm, lấp đất phủ lên dày khoảng 2cm.
Thời vụ gieo hạt tốt nhất là từ tháng 10 đến tháng 12 dương lịch, không gieo hạt quá muộn tới tháng 2 năm sau.
Trồng cây đã được ươm trong bầu đất
Thời vụ trồng cây vào tháng 1, 2, 3. Bạn đào hố với kích thước 30x30x30cm rồi xé vỏ bầu và đặt cây vào hố, phủ đất lên bộ rễ để lộ phần thân và ngọn.
Trồng cây bằng thân cụt
Cây thân cụt lấy từ cây gieo ươm đảm bảo tiêu chuẩn, cao 1,2 đến 1,5m, đường kính gốc 1-2cm và tuổi cây từ 10 đến 12 tháng. Cắt bỏ thân, chừa lại một đoạn dài 3-5cm (tính từ cổ rễ).
Đào hố sâu 30cm, rộng 35-40cm. Khi trồng, bạn để rễ thẳng, không bị cong, lấp đất kín cổ rễ nhưng chừa lại một phần thân trên mặt đất từ 2-3cm. Sau 7-10 ngày, cây sẽ đâm chồi mới.
Cách chăm sóc cây bồ đề
Cây bồ đề ưa sáng, đòi hỏi lượng ánh sáng nhiều. Cây chịu rét khỏe nhưng lại không chịu được nhiệt độ quá cao, nhiệt độ thích hợp để trồng cây là từ 15-35 độ C. Nên trồng ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng để cây phát triển, hạn chế trồng ở trong bóng râm.
Bồ đề phát triển mạnh mẽ trên nền đất ẩm, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, nhất là loại đất ruộng. Rễ cắm sâu vào lòng đất nên chỉ cần đất ẩm là cây đã hấp thụ nước và chất dinh dưỡng đầy đủ.
Khi cây còn non, nên tưới nước thường xuyên nhưng khi cây trưởng thành thì cũng không cần tưới quá nhiều, chỉ cần lượng nước mưa hàng năm cũng đủ; chỉ nên tưới khi thời tiết quá nắng nóng, hay thời gian dài không có mưa.
Khi mới trồng cây bồ đề, bạn cũng cần che chắn cẩn thận, tránh cho cây bị đổ gãy do tác động của thiên nhiên, môi trường bên ngoài.