Theo Sohu, mới đây, Bệnh viện đa khoa Thượng Hải, Trung Quốc tiếp nhận một ca bệnh đặc biệt. Đó là ông Vương, 56 tuổi, sau bữa ăn thấy bản thân đổ nhiều mồ hôi liền đi tắm. Tuy nhiên một lúc sau ông thấy chóng mặt, khó chịu. Khi người nhà phát hiện ra, ông Vương đã bất tỉnh trên giường được vài giờ. Theo lời bác sĩ, ông bị nhồi máu não cấp tính.

Ông Vương rơi vào tình trạng nhồi máu não do tắm ngay sau bữa ăn. Nguyên nhân, sau khi ăn xong, lượng lớn máu được huy động để phục vụ cho việc co bóp của dạ dày, nhưng do ông Vương đi tắm ngay nên não và tim bị rơi vào tình trạng thiếu oxy. Ngoài ra, do ông Vương bất tỉnh quá lâu nên nguy cơ nhồi máu não càng cao.

Trường hợp của ông Vương đã rơi vào 3 kiểu tắm mà người xưa từng khuyến cáo trong câu: “Người tắm ba kiểu, mạng mỏng hơn giấy”. Tắm giúp cơ thể loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn gây mùi, đồng thời cũng rất tốt cho sức khỏe nhưng 3 kiểu tắm dưới đây sẽ gây nguy hại cho tính mạng. Đó là những kiểu nào?

Cổ nhân nói 'người tắm ba kiểu, mạng mỏng hơn giấy', đó là những kiểu nào? - Ảnh 1.

Tắm sau khi ăn rất có hại. (Ảnh: Pinterest)

Tắm ngay sau khi ăn

Theo tiến sĩ, bác sĩ Swathi Reddy (Bệnh viện Motherhood Hospitals, Bengaluru, Ấn Độ), tắm ngay sau khi ăn rất có hại. Tắm sau khi ăn ngăn cản việc tiêu hóa và làm mất cân bằng bên trong cơ thể.

Trong y học, khi ăn, nhiệt độ cơ thể được kích hoạt để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nhưng việc tắm ngay sau khi ăn sẽ làm nhiệt độ cơ thể bị giảm mạnh và việc tiêu hóa thức ăn sẽ bị trì hoãn.

Ngoài ra, tắm sau khi ăn khiến cho việc tiêu hóa bị xao lãng và bạn cảm thấy đầy hơi, khó chịu, ợ chua, nôn mửa và thậm chí là béo phì. Do đó, tắm ngay sau khi ăn là thói quen gây tác hại tiềm tàng nên tránh.

Tốt nhất, để tránh nguy cơ gây hại cho bản thân, bạn nên tắm trước khi ăn, vì đây là thời điểm giúp cơ thể được tái tạo năng lượng, tạo cảm giác sảng khoái, trẻ hóa, từ đó, não sẽ gửi tín hiệu báo hiệu cơ thể đang đói và đã sẵn sàng cho bữa ăn. Nếu tắm sau ăn, hãy đợi 30-40 phút để quá trình tiêu hóa diễn ra xong.

Tắm ngay sau khi tập thể dục

Tập thể dục khiến nhiệt độ cơ thể và nhịp tim tăng cao hơn bình thường. Tập thể dục cũng khiến mồ hôi toát ra, dẫn đến lượng máu thấp gây giảm tưới máu não và thiếu oxy cho não. Đồng thời, khi nhịp tim tăng nhanh thì chức năng bơm máu của tim cũng bị giảm.

Sau khi tập thể dục cơ thể đổ nhiều mồ hôi, nhiều người cảm thấy nóng bức nên muốn tắm cho sạch sẽ, dễ chịu. Tuy nhiên khi mới tập thể dục xong nhịp tim đang đập nhanh hơn chứ chưa trở về mức bình thường, mạch máu bị giãn ra, nhiệt độ cơ thể đang cao nên cơ thể cần có thời gian để trở lại trạng thái ban đầu, để hạ nhiệt và phục hồi hô hấp. Lỗ chân lông đang mở rộng nếu tắm ngay rất dễ bị sốc nhiệt, cảm lạnh do nước ngấm sâu vào các lớp bên dưới da, tăng nguy cơ đột quỵ.

Do đó, khoảng thời gian được cho là lý tưởng nhất để tắm sau khi tập thể dục là khi cơ thể đã được nghỉ ngơi khoảng 20 - 30 phút và ngưng đổ mồ hôi.

Cổ nhân nói 'người tắm ba kiểu, mạng mỏng hơn giấy', đó là những kiểu nào? - Ảnh 3.

Sau khi uống bia rượu không được tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh. (Ảnh: Pinterest)

Tắm ngay sau khi uống rượu

Theo trang Health Sina, sau khi uống bia rượu không được tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước nóng khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến nôn mửa hoặc ngất xỉu. Tắm nước lạnh lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

Theo các chuyên gia, nên dành thời gian nghỉ ngơi để giải bớt rượu trong cơ thể trước khi tắm. Khoảng thời gian an toàn để tắm là 2 tiếng sau khi uống bia rượu.