Bắt nguồn từ Reddit, topic "Có sự thật/bí mật nghề nghiệp nào mà người ngoài ngành không biết?" sau khi được lược dịch và đăng tải trên group nọ đã nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt tương tác. 

Bên cạnh những câu chuyện nghề nghiệp của các quốc gia khác, thì bài đăng này đã thu hút tới hơn 7,2 lượt bình luận của cư dân mạng Việt Nam, và đương nhiên là về ngành nghề, công việc ở nước nhà chứ chẳng đâu xa lạ.

Qua cái nhìn chủ quan của người trong ngành, có những thông tin bí mật hoặc sự thật không như mơ về nghề nghiệp khiến dân tình bất ngờ. Mặc dù chưa được kiểm chứng và chỉ là cá nhân dăm bảy người chia sẻ, nhưng những sự thật/bí mật này vẫn đang được chia sẻ lại rần rần! Thôi thì cứ thử đọc với mục đích vui là chính nhé!

Nhân viên hàng ăn, hàng uống tiết lộ hàng tá câu chuyện động trời...

[+22] Ở chỗ em làm bánh, cũ thì bánh ở ngoài, mới thì để vào trong. Date dán nên sửa chữa cứ phải gọi là đơn giản. Nhưng mà bên em làm theo order của cửa hàng nên là chả có tồn từ 2 ngày trở lên đâu, cùng lắm thì date hôm nay sửa thành date mai thôi. 

Bánh gato thì em mất niềm tin, cái bánh mà mọi người ăn không thể biết được làm cốt bánh từ bao giờ đâu, chỉ thay đổi và sửa sang phần kem thôi. Cả bánh gato hoa quả cũng vậy, hoa quả để 3-5 ngày rồi lúc dùng cắt gọt đi là bình thường. Vì quá mất niềm tin nên em đã vội rút dép chạy rồi.

[+ 181] Bánh mì đen không healthy như các chị nghĩ, vì hàm lượng bột mì đen chỉ 10% thôi. Chỉ là chiêu đánh vào tâm lý khách hàng thôi.

Có những sự thật nghề nghiệp người ngoài ngành không bao giờ biết, nghe người trong cuộc tiết lộ mà giật mình thon thót - Ảnh 1.

Cốt bánh bông lan có thể không mới như bạn nghĩ... (Ảnh minh họa)

[+61] Phục vụ: Có khi đồ bạn ăn lại chính là đồ thừa.

[+72] Đây là kinh nghiệm của tôi, mọi người ném đá nhẹ tay. Pha chế: Sinh tố hoa quả tươi ư, mơ đi. Phần lớn nhưng không phải tất cả mọi người nhé.

[+17] Có thể ly nước bạn uống có nước bọt của nhân viên pha chế. Thời sinh viên tôi làm pha chế cho quán cafe, trước khi ra đồ nguyên tắc phải nếm thử. Khi đó tôi sẽ dùng 1 cái thìa, nhưng bạn biết đấy, nếu đông khách thì chẳng ai có thời gian đi rửa chiếc thìa đó cả. Nên tôi phải dùng nó nếm hàng chục cốc nước, thậm chí có bạn còn mút trực tiếp bằng ống hút của khách để check.

=> Nhưng bình luận này nhanh chóng bị phản bác. 

Có những sự thật nghề nghiệp người ngoài ngành không bao giờ biết, nghe người trong cuộc tiết lộ mà giật mình thon thót - Ảnh 2.

Việc pha chế đồ uống cũng người khen, người chê. Có lẽ điều này phụ thuộc vào cái tâm và tầm của nhân viên pha chế cũng như chủ quán. (Ảnh minh họa)

[+44] Uây uây, bạn nói vậy tội cho các bạn pha chế lắm. Có 1 cây muỗng bar chuyên dụng để nếm món nhé, với cả tụi mình có 1 lô lốc muỗng nhựa cứng chỉ dành cho việc thử/nếm và vất xuống bồn, tức là chỉ thử 1 lần duy nhất. Mà thường thì nếu đã làm tới 1 trình độ nhất định thì không cần nếm cũng biết được món như thế nào ấy. 

Và hiện tại thì ngoài các món sử dụng nguyên liệu tươi, thì các món nước sử dụng nguyên liệu đóng chai và làm theo công thức thì không có việc nếm món, còn bartender sẽ có cách nếm phù hợp. Nhưng chắc chắn với bạn là nếu là 1 người barista/bartender có tâm chẳng ai làm cái động tác nếm mút như vậy. 

[+19] Kì lắm tụi em dùng bình shake để pha chế, nên sau khi ra món sẽ dùng luôn cái nắp bình để nếm chứ không có dùng muỗng thử trực tiếp vào đồ của khách ạ.

[+12] Hồi mấy năm trước có đi làm nhà hàng 3 sao, có tiếng đàng hoàng nhé. Nhưng làm xong thấy tội khách ăn lắm luôn. Chén bát rửa ta nói nó dơ thì thôi á. Nguyên một rổ bát to chà bá chỉ lấy vòi xịt qua xịt lại rồi lấy khăn lau sạch. Cặn đồ ăn còn nguyên dưới đáy nhưng chỉ cần lau xong là lại úp lên cho đợt tiệc sau được rồi.

Có những sự thật nghề nghiệp người ngoài ngành không bao giờ biết, nghe người trong cuộc tiết lộ mà giật mình thon thót - Ảnh 3.

(Ảnh chụp màn hình)

[+21] Đầu bếp đây, đồ mấy ông bà ăn thi thoảng hết hạn rồi nhưng mà nấu lên mà bụng dạ tốt thì không đi ngoài đâu. Với lại đôi khi đồ ăn rớt xuống đất thì trong 3s nhặt lên, không có bỏ vô thùng rác hay bỏ vô mồm người nấu đâu nhé!

[+9] Thợ làm bánh hay cái tên nghe Tây hơn là baker. Là ngày ngày cắm mặt vào mấy cái lò nóng hơn trăm độ và dăm bữa lại một vết sẹo bỏng lò, đứt tay. Mùi bơ đường trứng sữa trở thành mùi cơ thể, ra ngoài mua đồ người bán bảo "Đang cho con ti à?". Chứ không nên thơ, tay nõn nà như trong mấy clip nấu ăn vẫn xem đâu.

[+26] Nhân viên part-time quán ăn: Hầu hết các quán đều khuất mắt trông coi đó. Đồ rơi xuống đất lại nhặt lên, phủi bụi và mang cho khách. Dầu ăn thì chiên đi chiên lại, từ ngày này qua ngày khác. Nói chung cơm nhà vẫn là tốt nhất nha.

[+6] Dân buôn bán làm bên ngành F&B đây. Đắt không có nghĩa là ngon, nhưng ngon - bổ - rẻ thì khó, nhưng không phải không có khả năng.

[+45] Chỗ tôi làm, trà đá có khi tay tôi nhúng vào nữa cơ. Ly thủy tinh đựng trà thì chả bao giờ rửa sạch nếu quán đông.

[+1] Trước đi phục vụ ở quán cafe sân vườn. Chủ dặn khách uống xong trái dừa thì đem trái dừa cất tủ lạnh để làm sinh tố...

Có những sự thật nghề nghiệp người ngoài ngành không bao giờ biết, nghe người trong cuộc tiết lộ mà giật mình thon thót - Ảnh 4.

(Ảnh chụp màn hình)

Liên quan tới ngành Y - Dược thì sao?

- Y tá đây, bạn nên vui mừng nếu bác sĩ không thực sự chú ý đến bạn lắm. Nếu lúc nào họ cũng kè kè bạn, hỏi bạn thấy thế nào, một nhóm to nhỏ kéo vào, khả năng là bạn có vấn đề gì đấy đặc biệt hoặc nghiêm trọng đó!

- Dược sĩ đây, mấy cái thực phẩm chức năng hay quảng cáo giờ vàng đầy cái thổi phồng kinh dị ấy. Loạt thuốc B thì quảng cáo long trời nhưng xem thành phần thì rẻ thối, nói thì hơn cả thần dược. À vẫn có cái tốt nhé nhưng phải tìm đúng chỗ, nghe đúng người.

- Mấy đứa khi đăng kí khám theo yêu cầu cứ nhè ông Phó khoa mà đăng kí. Tại sao không phải ông/bà Trưởng khoa ư? Trưởng khoa đúng là rất đỉnh về chuyên môn và có kinh nghiệm, nhưng ngồi ở vị trí đó có nghĩa là họ phải làm một tá việc hành chính, tổ chức, quản lý... Vậy là ông Phó khoa sẽ gần như phụ trách toàn bộ về chuyên môn. Hẹn ông này dễ hơn tí và nghề y thì là nghề cần rèn luyện tay nghề thường xuyên mà. Bồ biết đấy...

Có những sự thật nghề nghiệp người ngoài ngành không bao giờ biết, nghe người trong cuộc tiết lộ mà giật mình thon thót - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

- Bác sĩ gây mê hồi sức đây! Chúng tôi không thực sự biết rõ cơ chế của gây mê ở cấp độ phân tử đâu. Có vài thuyết nhưng nó không cụ thể lắm.

- Các loại thực phẩm chức năng " thần kỳ" mà bảo có giấy chứng nhận của Bộ Y tế, hãy check thử cái giấy phép đó và bạn sẽ bất ngờ. Trước khi mua các loại thực phẩm chức năng mới trên thị trường thì hãy tìm kiếm thông tin trên MXH lẫn Google, nếu không ai phản hồi thì cẩn thận bị lừa về công dụng thần thánh hóa. 

Dịch vụ khách sạn cũng cực nhiều bí mật rùng mình?

- Đi du lịch dù ở homestay, khách sạn hay resort 5 sao thì làm ơn đem theo khăn của mình để dùng. Nếu được thì đem theo dép để đi trong phòng nốt. Bởi vì nhân viên hay lấy khăn tắm, khăn mặt, khăn tay để lau nước đọng ở bồn rửa mặt, bồn tắm, lau kính sau khi dọn. Còn dép thì họ chỉ lau sơ qua bằng giẻ rồi đóng bao dùng tiếp. Gối và ga giường thì vẫn được thay thường xuyên.

- Tất cả mấy khách sạn đều có rệp giường trong một thời điểm nào đó, từ khách sạn/nhà nghỉ bình dân tới cao cấp. Nhưng nếu bạn thắc mắc với quầy phục vụ là bạn có thấy cái của nợ này, họ sẽ phải nói là “ôi chúng tôi chưa bao giờ thấy chúng trước đây hết”. Đại khái là nhất định phải giấu nhẹm vụ này đi. (1 comment của cư dân mạng nước ngoài).

Có những sự thật nghề nghiệp người ngoài ngành không bao giờ biết, nghe người trong cuộc tiết lộ mà giật mình thon thót - Ảnh 6.

(Ảnh minh họa)

- Lời khuyên của tôi sau khi làm homestay là đừng dùng chung khăn tắm, khăn mặt của khách sạn. Vì khăn đó giặt đi giặt lại cho khách sử dụng, khăn bẩn gom lại được vứt hết vào máy giặt mà không được vò qua bằng tay. Tôi trực tiếp kiểm tra phòng trước khi khách check-out, khăn nhiều khi được vứt trên sàn, bồn cầu...

Ai cũng nghĩ dân công nghệ thông tin là thần thánh, kỹ năng gì chỉ cần trên máy tính thì phải biết, lỗi gì cũng sửa được!

- Đừng nhờ tôi tính toán các hàm Excel nữa được không?

- Học công nghệ thông tin nhưng tủ lạnh hỏng cũng bị gọi đi sửa?

- Kỹ sư IT không phải chuyên gia Word, Excel, PowerPoint đâu nên đừng bắt mấy ông ấy sửa tất tần tật mọi thứ gì làm trên máy tính cho bạn nữa.

Phiên dịch, thiết kế, bán hàng và ti tỉ những lời khuyên bổ ích đây!

- Phiên dịch cụ thể là phiên dịch tiếng Trung là một nghề thảo mai nhất trong các loại thảo mai. Ví dụ đơn giản, khách thấy câu của bạn dịch càng dài thì người ta sẽ càng thích mặc kệ đúng hay sai. Và tiếng lóng của ngoại ngữ mỗi ngày 1 nhiều nên không phải bạn hỏi gì bọn tôi cũng có thể dịch được. 

Dịch còn có chuyên ngành riêng. Nên chỉ mong các đồng nghiệp và các em sinh viên tiếng Trung mới lớn đừng dịch tiếng, dịch "lên cả trên giường" và phá giá sàn nhé. Mang tiếng chúng tôi lắm. Đi dịch cho 10 khách thì 8 khách hỏi có dịch vụ ngủ không? Giá dịch đang từ 350-400 tệ/ ngày (khoảng 1.100.000-1.300.000 đồng) từ khi bị phá giá rớt thẳng xuống 250 - 300 tệ/ ngày (khoảng 820.000 - 980.000 đồng).

- Họa sĩ thiết kế hoặc đơn cử là Game artist như mình. Người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ ngành gì nhàn thế, cool thế, vừa chơi vừa có tiền, chả bỏ mấy công sức lại còn ngồi máy lạnh, chả phải suy nghĩ gì nhiều, thời gian rảnh rỗi thích thế... Người trong ngành mới thấy stress kéo dài, người nào ít nhiều cũng sẽ có vấn đề về tâm lý/thần kinh, số đông sức khỏe kém, đau lưng, trĩ, thường xuyên bị NHỜ VẢ, có vấn đề về mắt, hay bị đánh giá thấp...

Có những sự thật nghề nghiệp người ngoài ngành không bao giờ biết, nghe người trong cuộc tiết lộ mà giật mình thon thót - Ảnh 7.

Họa sĩ thiết kế không làm chơi tiền thật như nhiều người nghĩ. (Ảnh minh họa)

- Sales tài chính đây. Nếu không còn con đường nào khác, không thể vay bạn bè, người thân được thì mới nghĩ đến chuyện vay tín chấp trả góp. Còn nếu đã quyết định đi vay thì đừng chọn mấy gói vay dễ dàng, thủ tục đơn giản. Bởi vì mấy gói đó lãi rất cao cho dù sales có nói ngon ngọt như nào.

- Quay phim: Mình hay đi phụ bạn mình quay phim, cực lắm, nắng nóng hoặc lạnh sun, bụi bẩn, thức khuya, dậy sớm. Cực từ đạo diễn đến người phụ giúp. Mà nhiều khi muốn giảm ngân sách nên quay liên tục mệt phờ hơi. Ngành này hợp với nam hơn, hoặc bạn nào có sức khỏe chút. Công nhận diễn viên nhìn xa hoa, sang trọng thế, chứ lúc quay phim cực lắm, nhiều cảnh chạy hộc máu mà đạo diễn bắt quay lại 4-5 lần.

- Dân xây dựng: Nếu xây nhà hay làm công trình gì cá nhân nên bỏ tí tiền thuê ông kĩ sư có kinh nghiệm giám sát cho mấy thím ạ. Người không trong nghề rất dễ bị thầu qua mặt. Đừng tiếc.

Có những sự thật nghề nghiệp người ngoài ngành không bao giờ biết, nghe người trong cuộc tiết lộ mà giật mình thon thót - Ảnh 8.

(Ảnh minh họa)

- Làm tranh tường đây. Đừng có hối deadline gấp quá, áp lực lại vẽ xấu (nhưng mà là xấu với đứa nghệ sĩ chứ đôi khi khách cũng chẳng nhìn ra).

- Graphic design: báo giá in ấn gấp 5-7 lần giá gốc nhà in.

- Laptop mới gần như new, chip I5, ram>4G, giá nhập sỉ 1 triệu 8, giá bán tham khảo 7 triệu (2018).

- Kinh doanh chăn gối nệm 10 năm đây: Mua hàng này đừng có tiếc tiền. Nệm cao su thiên nhiên đều ok nhé. Đừng có mua hàng nhẹ cân vì nó toàn pha tạp chất rồi. Tuyệt đối không nghe lời quảng cáo mấy tay bán "đệm cao su non, cao su tổng hợp" và giá rẻ như cho vì nó toàn là mút xốp lau bảng.

- Tui làm bên cung cấp nước sạch. Nước nhà máy sản xuất ra thì cực sạch, chuẩn vì nhiều khâu kiểm tra. Nhưng tới miệng các bác thì cực bẩn vì hệ thống ống nước. Bí quyết là đun sôi để nguội.

- Trợ giảng kiêm gánh lớp IELTS đây. Lời khuyên là các bạn nên đi tìm những thầy cô có trình độ chuyên môn sư phạm mà học, đừng có tin cái bằng IELTS hay cái gì đấy (nhiều khi là giả). Cẩn trọng hơn nữa thì trước khi muốn đi học, đi xem yêu cầu tuyển dụng giáo viên của mấy trung tâm đó. Nếu không yêu cầu IELTS cao hoặc trình độ sư phạm thì đừng có đâm đầu vào.

Có những sự thật nghề nghiệp người ngoài ngành không bao giờ biết, nghe người trong cuộc tiết lộ mà giật mình thon thót - Ảnh 9.

(Ảnh minh họa)

- Thợ làm tóc nên nói cho vui, mấy ông thợ thường nói dối tuổi thật. Nhiều khi 2k1 nhưng chém là 95, 96 để khách yên tâm giao đầu cho xử lý. Nhiều ông vừa học xong xuống thực tập cũng chém gió kinh nghiệm 2-3 năm trong nghề. Mấy salon giá sinh viên thì chất lượng thuốc cũng không ra sao đâu.

- Nếu bạn trả giá 1 món đồ xuống 1/3 thì yên tâm bán vẫn có lãi nhé.

- Làm ở hàng mỹ phẩm đây, giá mỹ phẩm lẻ thường gấp 5-7 lần gốc. Không phải càng đắt tiền càng hiệu quả đâu. Không phải lúc nào beauty blogger cũng khen đúng, họ được book quảng cáo hết đấy.

Có những sự thật nghề nghiệp người ngoài ngành không bao giờ biết, nghe người trong cuộc tiết lộ mà giật mình thon thót - Ảnh 10.